Chức năng của phổi sẽ dần suy yếu khi chúng ta già đi. Bên cạnh đó thói quen sinh hoạt xấu hằng ngày cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp và làm phổi suy yếu nghiêm trọng. Đây là những thói quen bạn nên thay đổi để giữ cho phổi được khỏe mạnh.
- 3 bộ phận này trên cơ thể này ‘bốc mùi’, chứng tỏ gan đang tổn thương, có khi chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan
- Uống 1 ly nước chanh vào thời điểm này, phụ nữ nhận về 5 lợi ích ‘thần kỳ’ này cho sức khỏe
Phổi là bộ phận có vai trò chính trong việc trao đổi khí, đem oxi từ không khí vào tĩnh mạch phổi và mang cacbon dioxit từ động mạch phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn góp phần vào quá trình chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc độc tố trong máu.
Khi thời tiết chuyển mùa, nhiều người sẽ xuất hiện các vấn đề sức khỏe ở hệ hô hấp như ho, có đờm, thở khò khè. Đặc biệt vào mùa đông, khi thời tiết thất thường hơn và nhiệt độ giảm thấp, thỉnh thoảng lại xuất hiện những luồng gió lạnh, nếu không chú ý rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
Thậm chí có nhiều người còn thường xuyên có những hành vi gây hại cho sức khỏe của phổi thì bệnh phổi có thể sẽ đến với bạn nhanh hơn mà không cần báo trước.
Hút thuốc
Hút thuốc lá dẫn đến tích tụ một số lượng hóa chất đáng kể trong phổi, đường hô hấp và toàn bộ cơ thể của bạn. Tất cả dư lượng này lâu dài sẽ làm tắc nghẽn phổi, đưa đến các vấn đề về hô hấp và suy giảm chức năng của phổi.
Việc suy giảm chức năng của phổi dẫn đến thiếu oxy và máu tươi đến các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể, làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và khó thở. Hút thuốc lá có thể dẫn đến COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), khí thũng, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, hen suyễn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao.
Uống rượu
Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, chất cồn có trong rượu sẽ phá vỡ các liên kết protein, trong khi đó liên kết protein này có vai trò lưu thông khí trong phổi. Không những vậy, ngoài trạng thái lỏng, rượu còn ở trạng thái khí. Khi hít vào trong phổi sẽ nhanh chóng đi vào máu. Đồng thời rượu cũng được đào thải ra ngoài cơ thể qua đường hơi thở, do đó có thể đo nồng độ cồn trong hơi thở để đánh giá lượng cồn trong cơ thể.
Người nghiện rượu có nguy cơ tăng gấp đôi khả năng mắc chứng viêm phổi so với những người không nghiện rượu.
Không tập thể dục hoặc tập quá sức
Tập thể dục thể thao không chỉ giúp chúng ta có thân hình đẹp mà còn giúp tăng cường sức khỏe và hiệu suất hoạt động của phổi. Khi tập luyện thường xuyên, các cơ bắp sẽ khỏe mạnh hơn và sẽ cần ít oxy hơn để hoạt động, nhờ đó mà thể lực chúng ta cũng được cải thiện.
Tuy nhiên hãy tập đủ sức mình, không nên tập thể dục buổi sáng quá sức, quá nhiều thời gian, không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phổi.
Không đeo khẩu trang khi ra đường
Môi trường sống xung quanh ngày càng ô nhiễm. Việc phải tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại... hàng ngày sẽ khiến phổi bị suy giảm chức năng. Phổi bị tích tụ các chất độc hại là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.
Hiện nay, nhiều người vẫn có thói quen không sử dụng khẩu trang khi ra đường. Việc này khiến họ phải tiếp xúc nhiều hơn với khói bụi và chất độc hại ngoài không khí, chúng thâm nhập vào phổi và gây ra những tác hại cho sức khỏe.
Không vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Việc không vệ nhà cửa thường xuyên sẽ khiến bụi tích tụ nhiều. Do đó, những người sống trong môi trường này sẽ dễ hít phải bụi bẩn, từ đó có thể gây hại phổi và dẫn đến các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe của gia đình, bạn hãy thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi sàn nhà, tường và các vật dụng xung quanh.
Hãy bỏ ngay những thói quen xấu ngay hôm nay và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, ăn nhiều rau xanh và trai cây, luyện tập thể dục thể thao… sẽ góp phần bảo vệ lá phổi và sức khỏe của các bạn.