Trang Bright Side đã tổng hợp và đưa ra 5 thời điểm bạn không nên uống nhiều nước. Vì sức khỏe của bản thân, bạn hãy tham khảo nhé.
- Không phải mang bầu nhưng lại mất kinh đột ngột, đừng chủ quan vì nó là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
- Người hay phải ngồi nhiều hãy bỏ ngay những tư thế này kẻo hỏng hết dáng
Rất ít người đến phòng tập thể dục hoặc ăn bữa tối mà không uống một ít nước. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều chất lỏng trong một số trường hợp có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Uống nước là cần thiết nhưng phải uống sao cho khoa học. Có những thời điểm nên tránh uống nhiều nước sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn và hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Trang Bright Side đã tổng hợp và đưa ra 5 thời điểm bạn nên hạn chế uống nước. Bác sĩ Taz Bhatia (giảng viên quốc tế, bác sĩ châm cứu, chuyên gia dinh dưỡng có chứng nhận và chuyên gia về Y tế dự phòng/tích hợp) cũng đưa ra một số thời điểm mà bạn nên hạn chế uống nước. Vì sức khỏe của bản thân, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Ngay trước khi đi ngủ
Có ít nhất 2 lý do tại sao bạn nên tránh uống nước trước khi ngủ:
Thứ nhất, uống nước trước khi đi ngủ dễ dẫn đến gián đoạn giấc ngủ vì rất có thể bạn sẽ phải dậy đi tiểu trong đêm. Việc này có thể làm cho bạn tỉnh táo và mất nhiều thời gian để ngủ trở lại.
Thứ hai, thận của chúng ta hoạt động chậm hơn vào ban đêm so với ban ngày. Đó là lý do tại sao vào buổi sáng bạn thường thấy mặt và cánh tay có thể hơi bị sưng lên. Uống nước ngay trước khi ngủ có thể làm tăng các triệu chứng này.
2. Trong thời gian luyện tập căng thẳng
Theo các nhà khoa học tham gia buổi hội thảo Báo cáo về Hội nghị Phát triển Thỏa thuận Hyponatremia Quốc tế lần thứ ba tại Carlsbad, California, năm 2015, bổ sung cho cơ thể một lượng nước quá nhiều trong quá trình tập thể dục có thể gây ra những phản ứng phụ tiêu cực. Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi tập thể dục có thể dẫn đến cạn kiệt chất điện giải.
Kết quả là người đó có thể rơi vào các trường hợp sau:
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Chóng mặt
Hơn nữa, uống quá nhiều chất lỏng có thể nguy hiểm cho những người có bệnh tim vì nó làm tăng căng thẳng tim. Đó là lý do tại sao bác sĩ khuyên bạn nên uống nước sau khi tập luyện.
3. Khi nước tiểu của bạn không màu
Màu sắc của nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Khi nước tiểu của bạn không màu (trong suốt) thì rõ ràng đó là một dấu hiệu của sự hydrat hóa quá nhiều. Nếu bạn có nước tiểu không màu thì rất có thể là do bạn đã uống quá nhiều nước trong ngày ngay cả khi bạn không cảm thấy khát. Uống nước quá mức có thể dẫn đến nồng độ natri thấp, kéo theo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả cơn đau tim.
Vì vậy, trong trường hợp này, bạn nên giảm lượng nước uống và đi kiểm tra sức khỏe để biết chính xác nguyên nhân.
4. Khi ăn phải đồ ăn cay
Rất nhiều người trong chúng ta có thói quen uống ngay cốc nước lạnh khi ăn phải đồ ăn quá cay. Nhưng hóa ra việc này lại không hề tốt chút nào.
Theo Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, cảm giác nóng rát xuất hiện khi bạn ăn phải đồ ăn cay là do một phân tử gọi là capsaicin liên kết với các thụ thể trong miệng gây ra. Điều này kích thích não kết hợp một phản ứng được thiết kế để lấy chất xâm nhập ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt, chính vì vậy mà bạn người ăn cay thường chảy nước mắt, nước mũi và đổ mồ hôi. Vì capsaicin là phân tử không phân cực, nên nó chỉ có thể hòa tan trong các chất không cực như sữa.
Nước gồm các phân tử phân cực, bởi vậy, nếu bạn nhanh chóng uống nước để loại bỏ cảm giác cay thì nó không những không có tác dụng mà còn cho phép capsaicin lan truyền khắp miệng và ống dẫn, làm tình hình tồi tệ hơn.
5. Trong bữa ăn
Uống nước trong khi ăn có thể gây khó tiêu. Điều này xảy ra vì miệng sản xuất nước bọt với các enzyme rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa lành mạnh.
Không những thế, uống nước trong bữa ăn dẫn đến giảm sự tiết nước muối và do đó, thực phẩm không bị phân huỷ trong cơ thể, có thể trở nên độc hại ngay cả khi bạn đang ăn thực phẩm lành mạnh. Hãy nhớ rằng việc tiêu thụ nước lạnh hoặc đồ uống có cồn càng làm cho tình huống thậm chí tệ hơn.
Lưu ý: Bạn không nên uống quá nhiều nước trong ngày
Nước là thức uống không thể thiếu cho cơ thể nhưng cũng không có nghĩa là uống càng nhiều càng tốt. Uống quá nhiều nước có thể gây ra một chứng bệnh gọi là hạ natri máu và các phản ứng phụ khó chịu. Các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện nghiêm túc việc này vì nó làm cho cuộc sống của bạn gặp rủi ro.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị hạ natri máu thường có các triệu chứng: Động kinh, nhầm lẫn, chóng mặt, phiền muộn...
Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước có hại cho thận của bạn vì nó ngăn cản thận thực hiện chức năng và điều hòa các thành phần quan trọng trong máu.
Bạn không nhất thiết phải cắt bỏ việc uống nước trong các tình huống trên vì nước cần thiết cho các chức năng cơ thể bình thường. Tuy nhiên, tốt hơn là bạn nên uống có chừng mực để kiểm soát tình trạng hydrat hóa trong cơ thể. Nếu thấy có bất kì dấu hiệu khác thường thì nên đi khám để sớm được điều trị.
Theo BS. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc Gia), uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc mà cần uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.
BS Duy Anh, Phòng khám BV E Hà Nội, cho rằng uống nước quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, nước không thải ra kịp sẽ ứ lại trong các tế bào, gây phù mạch, phù tế bào, với các biểu hiện chậm chạp, buồn nôn, đau đầu. Uống quá nhiều nước còn dẫn đến tình các tế bào sẽ bị căng phồng gây phù não. Chứng phù não gây co giật, hôn mê, ngưng thở, thoát vị thân não, thậm chí tử vong.
“