Chính do một vài thói quen trong cuộc sống thường ngày là nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy. Do đó, bạn nên chủ động tìm hiểu ngay từ bây giờ để kịp thời phòng tránh.
- 5 nguyên nhân không ngờ dẫn đến bệnh ung thư gan mà nhiều người thường hay chủ quan bỏ qua
- Cặp đôi đau đầu không rõ nguyên nhân, nhập viện mới biết thủ phạm ngay trong phòng điều hòa
Ngoài ngủ đủ giấc về đêm thì bạn cũng nên chợp mắt khoảng 15 phút vào buổi trưa để giúp tinh thần luôn sảng khoái, minh mẫn. Tuy nhiên, một số người ngủ dậy thường cảm thấy choáng váng, cơ thể mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bạn nằm ngủ ở gối cao, phòng quá nhiều ánh sáng, hay thường xuyên nằm ngủ gục trên bàn... nên gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây ra tình trạng này để kịp thời phòng tránh từ sớm bạn nhé!
Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ
Việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhiều giờ trước khi ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho não bộ và thị lực của bạn. Chính luồng sóng và bức xạ điện từ của điện thoại có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết melatonin, từ đó khiến bạn khó chợp mắt hơn. Do vậy, bạn nên hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để ngăn chặn tình trạng choáng váng khi thức giấc.
Ngủ gục trên bàn
Dân văn phòng là những người thiếu thốn thời gian ngủ trưa, do đó, họ sẽ thường tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngủ gục trên bàn làm việc. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến lượng máu lên não giảm, từ đó gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, mỏi chân... Do máu đi đến các cơ quan giảm xuống vì phải tập trung cho dạ dày, ruột để tiêu hóa bữa trưa. Vậy nên, dù thời gian nghỉ trưa có ngắn thì bạn cũng nên nằm xuống nghỉ ngơi chứ không nên ngủ gục trên bàn.
Phòng có quá nhiều ánh sáng khi ngủ
Bóng tối sẽ làm lượng melatonin (loại hormone tiết ra từ tuyến tùng trong não, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) tiết ra nhiều nên giúp bạn có cảm giác ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, chính ánh đèn vào ban đêm hay ánh sáng từ tivi, máy tính có thể ngăn chặn sản xuất melatonin, từ đó khiến bạn trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Do đó, khi ngủ thì bạn nên tắt hết đèn đi để không gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Nằm gối quá cao
Độ cao của gối cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Bởi nếu gối quá cao sẽ gây ra tình trạng khó chịu và không tốt cho đốt sống cổ. Còn nếu gối quá thấp thì có thể gây ra hiện tượng máu dồn lên não nhiều hơn, từ đó dẫn đến cảm giác hoa mắt, đau đầu... Lúc này, bạn nên chuyển sang sử dụng loại gối phù hợp, có độ cao vừa phải để không gây ảnh hưởng tới đốt sống cổ và giảm tình trạng chóng mặt khi tỉnh dậy.
Ngủ không đủ giấc
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng, nhưng nếu không ngủ đủ thì nguy cơ cao bạn có thể gặp phải tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy. Khi tình trạng này kéo dài quá lâu thì có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Và thời gian ngủ không đủ cũng khiến một số người gặp phải hiện tượng đau đầu sau giờ nghỉ trưa.