Dưa hành là một thực phẩm lên men, có rất nhiều muối nên nếu ăn không đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe.
- 3 loại nước ép vừa giúp chị em giải ngấy, vừa hạn chế tăng cân và làm đẹp da sau những mâm cơm đầy thịt trong dịp Tết
- Cô gái trẻ phát hiện ung thư ruột giai đoạn cuối dù không uống rượu, hút thuốc: Bác sĩ nói nguyên nhân đến từ một thói quen ăn tối nguy hiểm
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam, bánh chưng và dưa hành là những thực phẩm không thể nào thiếu. Dưa hành có ý nghĩa về mặt văn hóa lẫn sức khỏe. Món dưa hành muối nếu được tiêu thụ đúng cách rất có lợi cho đường ruột, giúp kích thích tiêu hóa...
Ngoài ra, hành cũng được chứng minh giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch. Hợp chất flavonoids là những chất chống ôxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn hư tổn tế bào do sự hình thành các gốc tự do. Tuy nhiên, hành muối là một thực phẩm lên men, có rất nhiều muối nên nếu ăn không đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe.
Ngày Tết, cần nhớ 5 KHÔNG khi ăn món dưa hành.
1. KHÔNG ăn quá nhiều dưa hành
Món dưa hành có chứa một lượng muối không nhỏ vì vậy có thể chứa một làm lượng lớn nitrit. Đặc biệt, khi chúng ta ăn kèm dưa hành cùng các món ăn có chứa nhiều đạm và protein sẽ khiến nitrit trong hành tạo phản ứng với các amin bậc hai có trong thực phẩm và tạo thành hợp chất nitrozamin gây ung thư.
Ngoài ra, nếu bạn dùng nhiều dưa hành muối và uống rượu đồng thời sẽ gây nên tình trạng nóng ruột, khiến tình trạng đau dạ này nặng hơn.
Việc sử dụng nhiều một thực phẩm chứa lượng muối cao như dưa hành có thể gây hại cho tim mạch và tuần hoàn. Thêm vào đó, hàm lượng muối dư thừa trong mạch khiến thành mạch cứng hơn, gây tăng huyết áp.
2. Bà bầu KHÔNG NÊN ăn dưa hành
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Hành muối chua chua, ngọt ngọt có thể là món ăn chống nghén tốt cho bà bầu. Nhưng nếu phụ nữ mang thai ăn hành muối số lượng lớn sẽ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, những bà bầu đang bị viêm loét dạ dày thì cần tuyệt đối không ăn hành muối bởi món ăn này có vị chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Hơn nữa, hành muối chứa ít dinh dưỡng nên bà bầu chỉ nên ăn ở mức vừa phải, đồng thời nên chọn loại hành muối không chứa chất bảo quản để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
3. Người bệnh dạ dày KHÔNG NÊN ăn
Hành muối vị chua, có thể gây kích thích vị giác và ảnh hưởng đến vết viêm, loét của người bị đau dạ dày, vì vậy đối tượng này không nên ăn nhiều để tránh tình trạng thêm trầm trọng hơn và khó điều trị.
4. Người mắc bệnh thận KHÔNG NÊN ăn
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, trong quá trình muối hành, chúng ta thường phải nêm vào rất nhiều gia vị, và được đánh giá là một thực phẩm nhiều muối.
Trong khi đó, ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu đã bị bệnh thận mà bệnh nhân vẫn sử dụng đồ ăn mặn như dưa hành thì bệnh sẽ ngày càng nặng.
5. Dưa hành bị hỏng thì KHÔNG nên tiếp tục dùng
Các gia đình nếu thấy hành muối đã bị nổi váng mốc đen, màu khác lạ thì tuyệt đối không được vớt bỏ và tiếp tục ăn bởi trong các váng, mốc này rất có thể sẽ nhiễm một số loại nấm gây hại có chứa độc tố aflatoxin - đây là loại chất gây ngộ độc, đặc biệt là gây ung thư gan rất nguy hiểm.
Vậy cần phải ăn hành muối như thế nào mới là đúng cách?
Để không phải chịu tổn hại về mặt sức khỏe khi ăn hành muối, các bác sĩ khuyên mọi người nên hạn chế ăn quá nhiều hành muối, chủ yếu để xen kẽ với các món khác cho chống ngán và cân bằng vị giác. Ngoài ra cần lưu ý một số điều sau khi ăn hành:
- Hành muối nên được ngâm bằng bình thủy tinh để tránh ô xy hóa.
- Cần bảo quản hành muối ở nơi sạch sẽ, thoáng đãng. Trước khi ăn, cần rửa qua hành muối bằng nước sôi để nguội, nước muối pha loãng rồi sau đó tiếp tục bóc vỏ ngoài, lấy phần trắng nõn để ăn.
- Không ăn hành muối khi chưa đến độ chua, vẫn còn vị cay hăng (hay còn gọi là muối xổi).