Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, nếu uống nước sai cách cũng có thể gây tổn hại lớn đến chức năng của thận.
- Khi bạn uống nước rồi những vẫn cảm thấy khát: Hãy cảnh giác với 5 căn bệnh nguy hiểm
- Uống nước như thế nào thì tốt cho da?
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nước và chất điện giải trong, giúp bài tiết các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể. Thận phải làm việc với hiệu suất cao, có thể nói không có bất kỳ một loại máy lọc nước nào có thể vượt qua thận.
Thận làm việc 24 giờ không ngừng nghỉ. Trên toàn cầu có 1/10 bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, con số này vẫn còn đang tăng lên, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó thói quen xấu khi uống nước cũng là một lý do.
Ba thói quen uống nước có thể làm hỏng thận
1. Chỉ uống khi thấy khát
Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết.
Ngoài ra, nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
Chính vì vậy, tốt nhất nên uống điều độ để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
2. Thói quen dùng các loại đồ uống khác để thay thế nước lọc
Thận không thích các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước ép, cà phê…, bởi lượng đường, phốt pho trong đồ uống sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn đến xuất hiện sỏi thận, đối với môi trường vi mô thận cũng sẽ ảnh hưởng nhất định.
Ngoài ra, thường xuyên uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ huyết áp cao và tiểu đường, và những bệnh này là yếu tố quan trọng gây hại cho sức khỏe của thận. Các loại đồ uống khác đều có kèm theo các thành phần dinh dưỡng hoặc chất hóa học, nếu bạn uống quá thường xuyên sẽ không có lợi cho cơ thể.
3. Thời gian dài uống trà đặc
Trà đặc chứa nhiều theophylline, nếu uống trà sau khi uống rượu, sẽ khiến sản phẩm rượu chưa phân hủy vào thận sớm, gây tổn thương cho thận. Mặc dù loại tổn thương này không dễ phát hiện, nhưng tích lũy theo thời gian, hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng.
Thời gian dài sử dụng các loại đồ uống ngoài nước lọc. Đường, chất điện giải, sắc tố, hương vị trong những loại thực phẩm này sẽ làm tăng gánh nặng trong quá trình lọc và giải độc, sẽ làm suy giảm chức năng thận.
Uống nước thế nào là tốt nhất?
Nói chung, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ thải ra 2.500 ml nước mỗi ngày bằng cách đi tiểu, thở, đại tiện và bốc hơi qua da. Ngoài việc cơ thể nạp khoảng 1000ml nước từ thực phẩm, chuyên gia khuyến nghị nên uống thêm 1700 ml mỗi ngày.
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Bởi vì bệnh nhân thận uống nước không được bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến phù nề, cũng dễ làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,…, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho sự phục hồi của bệnh.
Uống từng ngụm nhỏ: Uống nước trước tiên phải uống từng ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi lần uống khoảng 200ml. Điều này có thể lợi dụng cơ chế phản hồi sinh học để truyền đạt đến khu trung tâm khát, khiến các tế bào trong cơ thể biết rằng có nước đang đi vào cơ thể, để hấp thụ hoàn toàn.
Nước ấm: Uống nước ấm tốt hơn so với nước lạnh, nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Mỗi sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.