10 tình huống và cách phản ứng để phòng chống virus corona xâm nhập cơ thể

Sống khỏe 06/02/2020 05:53

Chúng ta không chết vì virus corona, mà chết vì thiếu hiểu biết và lây lan thông tin sai lệch.

Đến thời điểm hiện tại, không ai có thể phủ nhận mức độ nguy hiểm của virus corona (2019-nCoV). Mỗi buổi sáng, dù bạn mở bất kỳ trang tin tức nào, thì chắc chắn hiển thị vị trí đầu tiên cũng là cập nhật tình hình dịch bệnh. Bên cạnh những thông tin chính thống, thì cũng không ít loạt tin giả doạ người đọc sợ đến “xanh mặt”. Trước số lượng thông tin khổng lồ cùng sự nhiễu loạn ấy, thiết nghĩ bạn nên “bỏ túi" những kiến thức cơ bản để bình tâm giữa “cơn bão” và phản ứng với mọi tình huống để bảo vệ chính bản thân cùng gia đình.

10 tình huống và cách phản ứng để phòng chống virus corona xâm nhập cơ thể - Ảnh 1

1. Nếu nhiễm virus corona đồng nghĩa bạn sẽ chết ?

2019-nCoV không "độc" bằng Ebola (tỉ lệ tử vong 50%, theo WHO). Tính đến thời điểm hiện tại và dựa trên số ca mắc bệnh được xác nhận, tỷ lệ tử vong của căn bệnh này là 2,1% thường là những người có hệ miễn dịch yếu, như người già, mắc bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh mãn tính. (Theo WHO).

2. Khi đi chợ bán thực phẩm tươi sống, cần tránh nguy cơ tiếp lây nhiễm virus corona bằng cách nào?

Khi mua sắm tại chợ thực phẩm tươi sống, bạn cần chú ý rửa tay với xà phòng và nước sau khi chạm vào động vật và các sản phẩm từ động vật. Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. Tránh tiếp xúc với động vật ốm và các thực phẩm ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với động vật không rõ nguồn gốc, chất thải hay chất lỏng tại các khu vực chợ. (Theo Bộ Y Tế).

10 tình huống và cách phản ứng để phòng chống virus corona xâm nhập cơ thể - Ảnh 2

3. Nhà tôi có nuôi mèo thì có cần cách ly để tránh nhiễm bệnh?

Đến bây giờ, chưa có bằng chứng các thú cưng nuôi trong nhà (như chó, mèo...) nhiễm virus corona nCoV 2019. Tuy nhiên, bạn vẫn nên rửa tay với xà phòng và nước chảy sau khi tiếp xúc với các loại vật nuôi này. Bởi vì, đó là cách bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn như E.Coli, Samonella thường lây từ vật nuôi sang người. (Theo WHO).

4. Nếu tôi bị ho kéo dài có nên xin nghỉ làm?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, việc bị ho kéo dài chứng tỏ cơ thể đang không hoàn toàn khỏe mạnh. Nhất là trong tình hình dịch bệnh corona đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, tình trạng ho kéo dài có thể khiến bạn dù chưa bị virus tấn công vẫn có khả năng bị nhiễm cao hơn người khác. Nghỉ ngơi tại nhà, tăng cường miễn dịch để khỏe mạnh hoàn toàn sẽ là biện pháp tích cực hơn trong lúc này.

5. Trong nhà, cần thực hiện các biện pháp gì để phòng bệnh?

Theo Bộ Y Tế, người dân cần tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

6. Để tăng cường khả năng miễn dịch, tôi cần thay đổi chế độ ăn như thế nào?

Thực phẩm từ động vật có thể an toàn để tiêu thụ nếu được nấu chín kĩ và xử lý cẩn thận trong quá trình chuẩn bị đồ ăn. (Theo WHO).

10 tình huống và cách phản ứng để phòng chống virus corona xâm nhập cơ thể - Ảnh 3

7. Sau mỗi lần chấm công hoặc cầm nắm cánh cửa/vật dụng mà nhiều người thường động chạm, tôi có cần phải rửa tay ngay không?

Có. Điều này là bắt buộc, bởi đây là bề mặt công cộng đã có nhiều người tiếp xúc trước đó. (Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ - CDC)

8. Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc có an toàn hơn?

Đeo khẩu trang đúng cách quan trọng hơn đeo nhiều khẩu trang. (Theo Trung tâm Phòng ngừa & Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ - CDC).

10 tình huống và cách phản ứng để phòng chống virus corona xâm nhập cơ thể - Ảnh 4

9. Phân biệt cúm thường với cúm corona như thế nào?

Xét mặt dịch tễ học (có đến vùng dịch hay không? có tiếp cận người được chẩn đoán bị bệnh? có tiếp cận người đi từ vùng dịch về hay không?) không thể phân biệt bằng triệu chứng. (Theo ThS. BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC).

10. Miền nam có ít nguy cơ lây lan dịch hơn miền bắc không?

Tuy virus sợ nhiệt độ cao nhưng virus không tồn tại và lây truyền ngoài môi trường, do đó, nhiệt độ môi trường ở các vùng khác nhau không ảnh hưởng đến nguy cơ lây lan của bệnh dịch. (Theo PGS. TS. Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự Phòng, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC).

Vì sao người lớn dễ mắc virus Corona hơn trẻ em?

Trẻ em ít bị tổn thương do virus Corona hơn, mà dù chúng có bị nhiễm thì triệu chứng cũng nhẹ hơn ở người lớn. Các nhà khoa học còn theo dõi nhiều loại bệnh do virus khác và so sánh.

TIN MỚI NHẤT