Các vết bầm tím, tụ máu bầm trên cơ thể không còn đáng ngại khi biết cách làm tan máu bầm nhanh nhất, vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện ngay tại nhà.
Tụ máu bầm được biết đến là những vết bầm tím xuất hiện trên da sau khi té ngã, xô xát, làm việc quá sức, chấn thương… Đây là tổn thương phần mềm, tích tụ máu bên ngoài mạch máu, thường không nguy hiểm và có thể tự tan biến dần dần.
Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân, lực tác động, mạch máu tổn thương nặng hay nhẹ mà máu bầm tụ nhiều hay ít, tan lâu hay nhanh, có đau nhức, sưng tấy gì không. Bên cạnh đó, máu bầm còn có thể xuất hiện trên mặt, tay chân gây mất thẩm mỹ, thu hút sự chú ý của mọi người nên cần áp dụng hướng dẫn cách làm tan máu bầm nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Dưới đây là những cách làm tan máu bầm phổ biến, nguyên liệu thân thuộc, dễ tìm và dễ thực hiện ngay tại nhà:
1. Dùng rượu, dầu gió xoa bóp, massage
Đối với những vết bầm tím không hở trên da, xoa bóp, massage nhẹ nhàng theo vòng tròn bằng rượu hay dầu gió, dầu nóng là cách đơn giản và hiệu quả để làm tan máu bầm tích tụ, đồng thời, giảm đau, giảm sưng rõ rệt.
Chỉ cần thực hiện đều đặn, đúng cách, chỉ sau một vài ngày thì máu bầm sẽ nhanh chóng biến mất.
2. Chườm ấm hoặc chườm lạnh ở vị trí sưng bầm
Tụ máu bầm đi kèm với sưng đỏ, đau nhức, ê ẩm thì cách chườm ấm hoặc chườm lạnh vừa giúp nhanh tan máu bầm, vừa giảm sưng giảm đau, giảm xung huyết dưới da.
Trong đó, chườm ấm nên áp dụng cho người già, trẻ con và có thể dùng trực tiếp túi chườm nóng chuyên dụng hoặc ngâm khăn trong nước ấm rồi chườm lên, xoa nhẹ trên vết bầm. Chú ý tránh nước quá nóng có thể làm bỏng da.
Còn chườm đá thì nên áp dụng với những vết tụ máu bầm nặng hơn như côn trùng cắn, bong gân, căng cơ… Cách này hạn chế chườm trực tiếp đá lạnh lên da mà cần bọc đá lạnh trong khăn mỏng rồi chườm trên vết bầm khoảng 15-20 phút mỗi ngày cho đến khi hết bầm.
3. Lăn trứng gà
Có thể nói, cách làm tan máu bầm bằng trứng gà là phương pháp dân gian thường thấy và dễ áp dụng trong cuộc sống thường ngày. Chỉ cần đem trứng gà luộc chín rồi bóc vỏ, lăn trực tiếp quả trứng lên chỗ bầm khi vẫn còn ấm nóng.
Áp dụng lăn trứng gà thường xuyên sẽ đem lại kết quả đánh tan vết bầm rõ rệt. Tuy nhiên, tránh thực hiện trong trường hợp vết thương bầm hở vì có thể nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm và khó điều trị hơn.
4. Xóa mờ vết bầm bằng muối
Nếu cơ thể xuất hiện tụ máu bầm, hãy dùng muối, tốt nhất là muối Epsom, để đánh tan chúng. Bởi muối Epsom có thể chống khuẩn, kháng viêm, thư giãn các mô cơ ở vùng da bị bầm tím.
Thực hiện cách làm tan máu bầm bằng muối khá đơn giản, chỉ cần khuấy đều một thìa muối vào cốc nước nóng rồi dùng bông hoặc khăn thấm nước, sau đó vắt khô và xoa lên vùng da bị bầm. Thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày.
5. Dùng nghệ tươi trị máu bầm
Nghệ tươi có nhiều công dụng quý trong làm đẹp và bảo vệ sức khỏe con người. Trong đó phải kể đến công dụng hoạt huyết, giúp làm tan máu bầm tích tụ dưới da và làm lành sẹo vết thương “vi diệu”.
Cách thực hiện như sau: Rửa sạch một củ nghệ tươi rồi đem giã nát, trộn đều với phèn chua. Xoa bóp hỗn hợp này trên vùng bầm tím đều đặn, thường xuyên cho đến khi vết bầm không còn nữa.
6. Massage bằng mật gấu
Mật gấu có tính nóng, kháng viêm, giảm đau nên rất thích hợp để làm tan máu bầm sau khoảng một ngày bị va đập, xây xát. Nên pha loãng mật gấu rồi massage, xoa bóp ở vị trí vết bầm 2-3 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên, cách làm tan máu bầm bằng mật gấu không nên bôi trực tiếp lên da và không áp dụng cho vết bầm hở dễ bị tổn thương nặng hơn.
7. Dùng hành tây làm mờ vết bầm
Nếu trong bếp có sẵn hành tây thì có thể dùng để chữa trị bầm tím ngay tại nhà. Bởi hành tây có tác dụng giảm đau, điều trị tắc nghẽn, tụ máu bầm, bong gân, sưng tấy…
Chỉ cần lột vỏ ngoài, rửa sạch rồi xay nhuyễn hành tây với một ít muối, đắp hỗn hợp lên chỗ bầm, tốt nhất để qua đêm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi không nhìn rõ vết bầm trên da.
8. Đánh tan máu bầm bằng giấm
Giấm có tác dụng điều trị viêm nhiễm, sưng tấy, đánh tan các vết bầm nên khi kết hợp giấm với một vài lát hành khô hoặc với lòng trắng trứng gà thoa lên vùng da tích tụ máu bầm sẽ đem lại kết quả bất ngờ.
9. Trị máu bầm bằng khoai tây
Từ lâu dân gian đã biết cách làm tan máu bầm bằng khoai tây. Theo đó, nên chọn khoai tây còn tươi, không mọc mầm đem luộc chín rồi bóc vỏ, nghiền nát trộn với mật ong để đắp lên vùng bị bầm tím.
Để nguyên hỗn hợp đắp trên da khoảng 2-3 tiếng rồi rửa sạch lại với nước ấm mỗi ngày.
10. Làm tan máu bầm bằng socola
Nghe hơi lạ nhưng socola cũng là một trong những nguyên liệu có thể dùng để làm tan vết bầm tím dưới da.
Có thể đun nóng socola rồi xoa nhẹ nhàng trên vết bầm. Sau đó, phủ phần socola còn lại lên vùng bị bầm tím rồi quấn băng gạc qua đêm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi vết bầm không còn nữa.
Một số lưu ý khi làm tan máu bầm dưới da:
Tùy vào nguyên nhân, mức độ tụ máu bầm mà thực hiện cách làm tan máu bầm nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nếu vết bầm có dấu hiệu nghiêm trọng như xuất hiện không rõ nguyên do, gây sốt, đau nhức, sưng tấy không cử động được, nhiễm trùng hoặc không thuyên giảm sau 2 tuần… thì phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Khi xoa bóp, massage chỗ bầm thì phải nhẹ nhàng, vệ sinh dụng cụ hoặc rửa sạch nguyên liệu để tránh lây lan nhiễm khuẩn. Hạn chế vận động mạnh ở những vị trí có vết máu bầm hoặc dễ bị tổn thương.
Bên cạnh điều trị vết bầm bên ngoài, việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cần thiết vào bên trong cơ thể cũng rất quan trọng, nhất là việc ăn nhiều rau củ quả, trái cây giàu vitamin C, K, D như cam, bưởi, quýt, dứa, đu đủ... giúp hỗ trợ điều trị tổn thương mô, xóa tan máu bầm, cải thiện sắc tố da ở những vùng bị thâm tím.
Một số người chỉ cần va đập nhẹ cũng có thể để lại vết bầm trên da nên chú ý bổ sung nhiều vitamin, ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Vùng mắt hay vùng đầu rất nhạy cảm nên nếu máu bầm xuất hiện ở các vùng này thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị thích hợp.
“Phòng còn hơn tránh” nên dù có nhiều cách làm tan máu bầm thì tốt nhất vẫn nên bảo vệ bản thân, nhất là người già và trẻ em. Nên chú ý quan sát cẩn thận ở những khu vực nguy hiểm, dễ bị té ngã, bị thương. Ở khu vực có nhiều côn trùng, nên chủ động mặc quần áo dài và có độ dày nhất định. Tích cực trang bị kiến thức sơ cứu đúng cách khi lỡ bị thương để tránh làm vết thương nặng hơn, lâu lành hơn.
Trên đây là cách làm tan máu bầm nhanh nhất mà ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Chỉ cần thực hiện đúng cách và đều đặn, những vết bầm tím sẽ dần mờ đi và biến mất mà không để lại di chứng gì. Hãy bảo vệ sức khỏe và chăm sóc bản thân thật tốt ngay từ những nguyên liệu thân quen và dễ áp dụng mỗi ngày.