Mức thu nhập trung bình khi sống ở thành thị, các cặp vợ chồng vẫn có thể tích góp được một khoản cho tương lai nếu biết chi tiêu theo công thức khoa học.
- Bất chấp những lời đàm tiếu, cô gái 27 tuổi cầu hôn bạn trai 72 tuổi và cái kết đẹp cho câu chuyện tình ông - cháu
- 8 hành động tinh tế của phụ nữ có sức quyến rũ đặc biệt với đàn ông
Với mức thu nhập không qua cao khi sống ở thành thị, cả hai vợ chồng chỉ có thu nhập tổng cộng 15 triệu/tháng khiến nhiều người vẫn thường than thở rằng "làm mãi mà không có dư". Tuy nhiên, chuyện chi tiêu như thế nào cho thật hợp lý để tích cóp được một khoản trong tương lai với số lương này cũng không phải quá khó.
Điều này vẫn có thể thực hiện được nếu cặp vợ chồng trẻ biết lập kế hoạch để chi tiêu cho thật hợp lý. Dưới đây chính là một gợi ý đơn giản dành cho các cặp vợ chồng, thử áp dụng vào cuộc sống chi tiêu để xem có cải thiện số dư tiết kiệm không nhé.
1. Áp dụng quy tắc chi tiêu 4-3-2-1
Đây là quy tắc chi tiêu khoa học được rất nhiều gia đình và cá nhân áp dụng. Quy tắc này không chỉ giúp bạn tự chủ về mặt tài chính và còn để ra được một khoản tiền kha khá để tích lũy cho tương lai. Bạn có thể áp dụng quy tắc này cho mọi thu nhập khác nhau, từ trung bình cho tới nhiều tùy theo tài chính của mỗi gia đình và cá nhân.
Mức quy định chi tiêu sẽ được áp dụng như sau:
- 40% lương cho việc ăn uống hằng hàng
- 30% lương cho chi phí cố định: tiền nhà, điện, nước, nhu yếu phẩm…
- 20% lương cho việc tích lũy
- 10% lương cho chi phí cá nhân như: tiệc tùng, ma chay, cưới hỏi
Tùy vào nhu cầu chi tiêu cụ thể của mỗi người mà chúng ta có thể cân bằng lại các tỉ lệ bằng cách tăng giảm thêm 5%. Quy tắc này cũng khá hiệu quả cho người còn độc thân.
Nội dung | Phần trăm | Chi tiêu |
Chi tiêu chung cả nhà | 40% | 6 triệu đồng |
Chi tiêu riêng cho vợ và chồng | 30% | 4,5 triệu đồng |
Chi tiêu cho con | 20% | 3 triệu đồng |
Tích lũy | 10% | 1,5 triệu đồng |
Tổng | 100% | 15 triệu đồng |
Quy tắc 4-3-2-1 sẽ giúp bạn dành ra được ít nhất 10% thu nhập cho mục đích tiết kiệm.
Riêng đối với các khoản tiền chi tiêu chung cả nhà như điện nước, ăn uống bạn nên ước chừng số tiền cần chi trả. Nó có thể tăng hoặc giảm tùy vào mức độ sử dụng theo thời gian. Hãy phân chi cụ thể các khoản tiền chi tiêu để không phải vay mượn ở các khoản chi khác, đó mới là cách chi tiêu thật thông minh nhất.
Với số tiền tiêu riêng, bạn có thể học cách tiết kiệm và chuyển số dư mỗi tháng vào số tiền tích lũy sẽ giúp số tiền tiết kiệm của gia đình cao hơn.
2. Tập thói quen sống tiết kiệm
Như đã nói ở trên, việc tập thói quen sống tiết kiệm và giảm tối đa các khoản tiêu cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của bạn và con cái. Bạn nên hạn chế tiêu các khoản hoang phí, cân nhắc kĩ lưỡng về các chi phí cần sử dụng. Điều này có thể bắt đầu từ việc tiết kiệm điện, nước, xăng dầu, cafe, ăn vặt,...
Ngoài ra, việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày xuống mức cho phép cũng là cách chi tiêu khoa học. Thay vì bỏ tiền triệu ăn ở hàng quán bạn có thể tự nấu những món ăn đầy dinh dưỡng cho gia đình tại nhà hoặc mang cơm đi làm. Điều này vừa tiết kiệm lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3. Hạn chế mua sắm theo trào lưu
Việc mua sắm theo xu hướng là điều ai cũng muốn nhưng chạy theo nó một cách mù quáng lại không phải cách tiêu xài thông minh. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng chỉ có mức thu nhập trung bình thì việc chi tiêu cần vô phải lý trí. Với mỗi vật gì trước khi xuống tiền cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Một số câu hỏi bạn nên đặt ra trước khi xuống tiền:
- Mình có hợp với đồ dùng ấy không?
- Mình có thật sự cần chúng?
- Giá cả của chúng có phù hợp với tình hình tài chính của mình chưa?
4. Kéo dài tuổi thọ cho vật dụng trong nhà
Việc sử dụng "dịu dàng" với các vật dụng trong nhà để kéo dài tuổi thọ sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Bạn nên sử dụng chúng theo đúng hướng dẫn để tránh làm hư hỏng. Đối với những thiết bị có giá trị cao như tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh… bạn nên thường xuyên vệ sinh và kiểm tra định kỳ.