Có rất nhiều cặp đôi cùng bên nhau những ngày gian khổ, xây dựng sự nghiệp, đến khi có tất cả trong tay họ lại không thuộc về nhau nữa. Đây không còn là chuyện hiếm trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
- 3 đức tính của người phụ nữ khiến đàn ông phải ‘cúi đầu’ nể phục, bạn có được bao nhiêu?
- 9 điều người khôn ngoan không hé nửa lời, người ngu ngốc ra rả mỗi ngày
Thời đi học, cô giáo không cho chúng ta ăn quà vặt trong lớp, chính sự ngăn cấm này lại càng khiến chúng ta thèm ăn và trong tiềm thức luôn cho rằng đó là những món ngon nhất trên đời.
Đây là hiệu ứng trái cấm điển hình trong tâm lý học. Khi một thứ gì đó bị cấm hoặc nguy hiểm, không thể tiếp cận hoặc khó khăn... nó sẽ hấp dẫn hơn những thứ dễ dàng có được hoặc chắc chắn có được chúng, đây gọi là hiệu ứng trái cấm.
Trong quan hệ giữa hai giới, khi có ngoại lực cản trở quan hệ tình cảm giữa những người yêu nhau thì độ thân mật của mối quan hệ sẽ tăng lên, và tình cảm giữa hai người trở nên đáng tin cậy hơn.
Tuy nhiên, khi tình cảm giữa hai người ổn định, không có áp lực về kinh tế lẫn tinh thần, cảm giác thoải mái do trạng thái này mang lại sẽ phá hủy nền tảng tình cảm và lòng tin của nhau, đồng thời mối quan hệ này cũng sẽ có nguy cơ đổ vỡ cao hơn. Vì sao?
Trước hết, hãy cùng nghe qua những câu chuyện này...
1.
Sau khi đọc những dòng này, trái tim tôi run lên từng hồi choáng váng. Bởi lẽ câu chuyện của chúng tôi như hiện đầy đủ trước mắt, vô cùng đau đớn.
Tôi đã từng đồng hành cùng một chàng trai, chúng tôi với hai bàn tay trắng. Từ ngây ngô đến trưởng thành, nhưng cuối cùng anh ấy vẫn nói lời chia tay. Thật trớ trêu, anh ấy nói rằng anh đã không còn yêu tôi nữa.
Khi đó tôi đã thật sự bất lực, tôi ngồi xổm trước ga tàu điện ngầm và khóc, mặc kệ những ánh mắt hiếu kỳ của người qua đường. Sau khi bình tĩnh lại, tôi gọi cho anh ấy nhưng không có người nghe máy. Tôi nhắn tin cho anh ấy và nói: "Anh có thể nghe máy không?". Anh ấy chỉ đáp lại ngắn gọn: "Không có thời gian".
Bản thân tôi cảm giác như mình đang rơi xuống hầm băng, mệt mỏi và lạnh lẽo. Mãi đến tận sau này tôi mới hiểu. Sau này, tôi không làm phiền anh nữa mà chỉ dặn anh chăm sóc bản thân thật tốt, uống nhiều nước hơn, đừng chơi game, nhớ để ý chăm sóc dạ dày cho tốt. Anh ấy chỉ đáp: "Biết rồi, cứ như vậy đi".
Trong một tuần sau khi chia tay, tôi mới biết rằng anh ấy đã yêu người khác, cùng người yêu mới đi xem phim và ăn tối. Tôi đã rất đau lòng, nghĩ không thông, lúc đó cũng không thiết tha ăn uống và tuyệt vọng muốn chết.
2.
Khi anh ấy vừa tốt nghiệp với hai bàn tay trắng, chúng tôi quen nhau và anh ấy theo đuổi tôi, sau đó tôi nhận lời. Anh ấy nói rằng anh ấy không có tiền thuê nhà. Tuy nhiên, lúc đó anh vẫn còn là sinh viên đại học. Tôi lấy hết sinh hoạt phí và đưa cho anh ta 3000 tệ (hơn 10 triệu VNĐ). Anh nói đưa 1000 tệ là được rồi, nhưng tôi vẫn còn số dư 300 tệ (hơn 1 triệu VNĐ) trong thẻ, tôi nói mình ăn cơm ở canteen cũng rẻ, tiền tôi có đủ dùng rồi.
Anh ấy đã nói với tôi, không ngờ em lại đưa cho anh nhiều như vậy, hãy giữ lại một ít cho mình. Anh biết tôi cũng đang xin tiền từ bố mẹ. Tôi đáp, bản thân không muốn nhìn thấy anh đi vay từng người bạn bè, và bắt gặp ánh mắt coi thường của bọn họ, đó là điều em có thể hiểu được.
Anh cảm động và hứa hẹn: Anh yêu em, sau này nhất định sẽ cho em một cuộc sống tốt.
Sau đó, tôi ngồi bình luận ở đây là bạn hiểu kết cục rồi nhỉ?
3.
Tôi có một mối tình đã nhiều lần tan hợp trong bốn năm. Nhưng lần này thật sự đã chia tay. Đã bốn năm, dù có những sự thay đổi từ cả hai phía nhưng cả hai không thể nào "đeo đuổi" những vấn đề càng ngày càng nảy sinh. Cả hai không ai chịu thay đổi, ai cũng yêu bản thân nhiều hơn. Bố mẹ hai bên đã gặp mặt nhau và chuẩn bị làm đám cưới. Tất cả bạn bè và người thân đều nghĩ rằng với từng ấy thời gian bên nhau, chúng tôi là một cặp đôi đẹp trong mắt mọi người. Thế nhưng, chỉ chúng tôi hiểu rằng lần này chúng tôi đã vắt kiệt sức lực của mình và không thể bên nhau một lần nữa.
Loại cảm giác này giống như bạn đã rất vất vả dành dụm tiền để mua nhà, tự tay trang trí thiết kế nội thất, và nó sụp đổ sau trận động đất. Bạn nhìn đống đổ nát với nỗi thất vọng.
Tất nhiên, bạn sẽ lại có tiền và có ngôi nhà riêng mình trong tương lai, nhưng sự nhiệt tình kỳ vọng lúc đó sẽ không còn nữa.
Vậy vì sao người ta có thể cùng "chịu đắng"?
Có một khái niệm mang tên: "Hiệu ứng hào quang khi yêu". Nghĩa là trong một mối quan hệ, tình cảm khiến mình mờ mắt trước đối phương, điều này khiến họ khó phát hiện ra khuyết điểm của nhau. Hiệu ứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và biến mất theo thời gian.
Hoặc nói hơn, khi cả hai cùng có nỗi khổ, đó có thể là sự khó khăn về kinh tế, cha mẹ đôi bên còn chưa thật sự ủng hộ mối quan hệ của cả hai... Trong những tình huống như vậy, khiến họ không có thời gian để quan tâm những khuyết điểm của một nửa còn lại và phóng đại "độ tốt" của nhau, kích thích họ sa vào hiệu ứng hào quang.
Vì vậy, những người yêu nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo có nhiều kinh nghiệm để làm tươi mới tình yêu trong những hoàn cảnh khó khăn.
Nhờ gian khó, giông bão mà cả hai thúc đẩy nhau phát triển và tiến bộ, càng kích thích tâm lý nổi loạn. Điều này vô tình làm họ không nhận ra được mâu thuẫn vụn vặt trong cuộc sống, trong tiềm thức sẽ xuất hiện sự nhượng bộ và thỏa hiệp.
Nói cách khác, "vị đắng" có thể kích thích nhu cầu cảm giác yêu. Mọi người thường cần bạn đồng hành và hỗ trợ trong những lúc nghịch cảnh.
Trong quá trình không ngừng thỏa mãn nhu cầu này, chúng ta sẽ cần nhau nhiều hơn, và sự động viên hỗ trợ của nhau, vì vậy sẽ ít mâu thuẫn nảy sinh hơn.
Tan vỡ khi "sẻ bùi"?
Khi chúng ta đói bụng, ăn một bát mỳ cũng cảm thấy ngon miệng và thỏa mãn, nhưng khi đối mặt với một bàn tiệc, đương nhiên sẽ bắt đầu chọn món nào ngon, món nào dở.
Trong tình yêu cũng vậy, chúng ta sẵn sàng kiên nhẫn trong hoàn cảnh khó khăn hơn. Nhưng khi tình yêu có chiều hướng ổn định, thì đôi mắt chúng ta sẽ dễ dàng nhìn ra khuyết điểm của nhau. Lúc này vì đã đủ vốn liếng để đối mặt với cuộc sống nên chúng ta thường chọn cách bộc phát thay vì nhẫn nhịn.
Trong những lúc sự nghiệp thuận lợi, gia đình khá giả, chúng ta có thời gian soi mói nhau, vì vậy những mâu thuẫn sẽ càng được phóng đại lên.
Vậy làm sao để cùng nhau khổ nhưng cũng có thể cùng nhau chia sẻ hạnh phúc?
Sau đây là một vài phương pháp để giữ ấm tình yêu trong thời kỳ tình yêu của đôi bên đã tiến tới hướng ổn định.
1. Món quà không nhất thiết phải đắt nhất, nhưng bạn phải biết đối phương muốn gì.
2. Dù công việc bận rộn nhưng tuần nào cũng phải rủ nhau đi ăn một bữa, trên bàn ăn tối đừng nói chuyện công việc.
3. Nuôi dưỡng sự cộng hưởng của thế giới tinh thần của nhau, chẳng hạn như cố gắng đi đến một nhà hàng mới lạ mà chưa từng ai đến, hoặc tham gia vào một buổi triển lãm hoặc buổi nghe nhạc.
4. Hiểu dược sự giao tiếp trong tình yêu.
Nhiều khi gặp khó khăn, chúng ta thích tâm sự với đối phương về những suy nghĩ thầm kín của mình vì cần được đối phương khẳng định và động viên.
Nhưng trong thời gian thuận lợi, không cần sự khẳng định của nhau nữa, chúng ta dần trở nên im lặng. Cảm giác giao tiếp với nhau thường chỉ nằm giữa những từ cần thiết hằng ngày. Việc giao tiếp thiếu hiệu quả và sâu sắc thường dẫn đến nghi ngờ và hiểu lầm. Cảm giác về khoảng cách nảy sinh một cách tự phát.
Tình yêu giống như đọc một cuốn sách thú vị, trong đầu chúng ta luôn tràn đầy sự tò mò, luôn suy nghĩ về những điều bất ngờ thú vị nào sẽ đợi mình trong tương lai. Nhưng với thời gian trôi qua, chúng ta đã dần dần đọc vị của nhau. Nó giống như việc bạn đọc đi đọc lại cuốn sách sẽ chẳng còn thú vị nữa.
Vì vậy chỉ còn một cách đó là liên tục làm mới bản thân cả về nội dung lẫn hình thức để luôn hấp dẫn, mới lạ trong mắt một nửa còn lại.
Để tình yêu của bạn có thể đạt được hạnh phúc, đối phương không chỉ là đối tượng yêu thương của bạn mà còn là đối tác của bạn, có thể đi tiếp thì sẽ chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống dù ở bất cứ môi trường nào.
Mong rằng mọi người có thể tìm được người đứng cùng mình lúc chạng vạng và hỏi bạn những điều nhỏ nhặt vụn vặt trong ngày.