Theo đạo phật, con người phạm vào tội sát sinh, tà dâm, nói dối sẽ nhận quả báo ghê rợn.
- Cô vợ xử đẹp chồng ngoại tình được nghìn người khâm phục
- Gặp được nhau là CÁI DUYÊN, đến với nhau vì NỢ NGHIỆP
1. Tội sát sinh
Người chuyên sát sinh sẽ chịu quả báo như bị bệnh tật, chết yểu, tàn tật hoặc chia lìa cốt nhục…Kể cả người đó có trực tiếp sát hại hoặc chỉ đánh đập người, động vật thì đều phạm tội sát sinh, đều phải gánh chịu một trong những quả báo trên.
Giết hại là cướp đoạt lấy mạng sống của chúng sinh gồm có người và vật. Đa số thế gian đều cho rằng, giết người là tội ác nhất lớn nhất trong các tội, thế nên tử hình làhình phạtcao nhất trong các hình phạt. Bởi vì con người là một loài vật cao cấp nhất trong các loài, vì có tình thương yêu bằng trái tim hiểu biết. Cho nên, đối với chúng sinh mạng sống quý hơn tất cả, ai cũng tham sống, sợ chết, dù là con người hay con vật.
Nếu chúng ta biết yêu quý, tiếc mạng sống của mình như thế nào, thì người và vật cũng yêu quý, tiếc mạng sống như thế đó. Thế nên, hành vi giết hại mạng sống của con người là tội cực ác.
2. Tà dâm
Sự tà dâm là sự hành dâm, sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Sự tà dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện trí chê trách; tà dâm là ác nghiệp, do đó gọi là ác nghiệp tà dâm.
Nếu người nào tà dâm thì một là sẽ gặp bạn đời hung dữ hoặc không chung thủy, sống trong làng xóm không được mọi người quý mến, vợ con bị kẻ khác cưỡng hiếp.
Sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệp mang lại thì thật to như núi. Đối với những người phạm tội tà dâm, một số thì bị mất mạng, một số thì bị mất chức vị, một số hủy hoại gia đình và một số thì bị tuyệt tự. Một người có thể có mệnh phú quý, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể trở nên khốn khổ lao đao suốt cuộc đời.
Một người có thể có mệnh được hưởng phúc và thọ, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể bị tật nguyền hay chết yểu. Một người có thể có vợ hiền thục và tiết hạnh, nhưng nếu phạm tội tà dâm, bạn đời của anh ta có thể trở nên lẳng lơ và phóng đãng.
3. Nói dối
Nói dối là nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có.
Ðối với đạo Phật, nói dối tai hại trên nhiều mặt. Thứ nhất, nói dối ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội. Bởi con người chỉ có thể sống chung với nhau trong một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, tin cậy rằng, trong giao tiếp, mọi người đều nói thật. Nếu mọi người đều nói dối, thì đó là dấu hiệu của xã hội giải thể và tan rã.
Thứ hai, trên bình diện cá nhân, nói dối cótác dụngtai hại là phản ứng dây chuyền. Nghĩa là, lời nói dối này kéo theo lời nói dối khác rồi một lời nói dối khác nữa, còn nghiêm trọng hơn, cho tới khi bản thân mình cũng bị bao bọc bởi tấm màn dối trá do mình tạo ra. Một con người như thế ngày càng tách rời xa đích giải thoát và giác ngộ, ngày càng sa đọa vào vòng tội lỗi, khó gỡ ra được.