"Thế nào gọi là phóng sanh? Phóng sanh tức là nhìn thấy các loại chúng sanh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống”.
Cốt lõi của phóng sinh là tâm từ
Trước thông tin hơn 10 tấn cá được phóng sinh trước cửa đình làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) hôm 5.2, sư thầy Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Linh Ứng (nhà chùa tổ chức lễ phóng sinh) cho biết, lễ phóng sinh có khoảng 1.000 người tham dự nhưng không có chuyện 8 xe chở cá rồi phóng sinh. Nhà chùa không mua cá về phóng sinh, cá do người dân mang tới thả.
Trao đổi với PV về việc tổ chức các lễ phóng sinh, Thượng tọa Thích Thanh Huân bày tỏ, tinh thần phóng sinh của Phật giáo là tốt, đó là tinh thần hiếu sinh, tình thương của con người khi thấy các loại chúng sinh có sinh mạng bị bắt, có nguy cơ bị giết hại liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc, phóng thích sự tự do và mạng sống của con vật đó được đảm bảo. Tuy nhiên, việc phóng sinh phải xuất phát từ tâm.
“Cốt lõi của phóng sinh là tâm từ và là hành động rất tự nhiên, khi gặp cảnh con vật bị bắt nuôi nhốt thì tìm cách cứu cho nó được tự do, sinh mạng của nó không bị nguy hại, giải cứu sự khổ đau càng sớm càng tốt.
Do vậy, bất cứ lúc nào có khả năng, điều kiện mình có thể thực hiện. Việc làm của chúng ta không chỉ cứu loài vật đó mà còn có sức mạnh cảm hóa người bắt những con vật đó.
Tôi nhớ khi còn nhỏ, thấy cảnh người đang đánh chài lưới bắt cá, sư cụ ở quê tôi hỏi người đánh cá là một ngày đánh được bao nhiêu cá? bán được bao nhiêu tiền? Khi người đánh cá nói số tiền bán được, sư cụ liền bỏ tiền mua hết số cá rồi thả trở lại với sông nước”, Thượng tọa Thích Thanh Huân chia sẻ.
Trong kinh Từ bi, Đức Phật dạy:
“Mong tất cả những ai
Hữu tình có mạng sống
Kẻ yếu hay kẻ mạnh
Không bỏ sót một ai
Kẻ dài hay kẻ lớn
Trung, thấp loài lớn, nhỏ
Loài được thấy, không thấy
Loài sống xa, không xa
Các loài hiện đang sống
Các loài sẽ được sanh
Sống hạnh phúc an lạc…”
Đây là lời nguyện ước đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn và ác tâm mà mong cho ai đau khổ và khốn đốn.
Trong vô số pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy, chỉ có phương pháp phóng sanh là dễ thực hành nhất để trưởng dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sanh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Thế nào gọi là phóng sanh? Phóng sanh tức là nhìn thấy các loại chúng sanh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống”.
Phóng sanh có mười công đức như sau:
1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát;
2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh;
3. Tránh được thiên tai, dịch họa không gặp các tai nạn;
4. Con cháu đông đúc, đời đời hưng thạnh nối dõi không ngừng;
5. Chỗ mong cầu được toại nguyện;
6. Công việc làm ăn phát triển hưng thạnh gặp nhiều thuận lợi;
7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ;
8. Giải trừ oán hận, các đều ác tiêu diệt, không có lo buồn sầu não;
9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn;
10. Tái sanh về cõi trời hưởng phước vô cùng, nếu có tu Tịnh Độ thì được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng:“Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sanh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.