Mỗi dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều có những phong tục tập quán khác nhau. Trong đó, Tết, tức là năm mới tùy theo lịch của mỗi dân tộc, có thể nói là lễ quan trọng nhất của bất cứ dân tộc nào. Đối với người Việt Nam, Tết cổ truyền, tức năm mới theo lịch âm, được xem là quan trọng nhất.
- Những câu chúc Tết 2018 hay nhất bạn nên 'bỏ túi'
- Những lưu ý khi chọn người xông nhà năm Mậu Tuất 2018
Đón Tết của người Phật tử
Trước hết, sau thời khắc giao thừa, các phật tử thường lựa chọn chùa làm nơi đầu tiên để đến cầu nguyện. Một số đi lễ Phật đầu năm để cầu phước báu và những điều may mắn cho bản thân và gia đình. Họ nghĩ rằng Phật và các Bồ-tát là những bậc siêu phàm, luôn luôn từ bi thương xót chúng sanh và sẽ phù hộ họ khi họ cầu nguyện. Thiết thực hơn, người phật tử thấy rằng lễ chùa đầu năm là cơ hội quý báu để trải nghiệm tâm linh và hòa mình vào không khí thiêng liêng đầu năm nơi chốn thiền môn thanh tịnh. Sự trải nghiệm đó có thể làm cho tâm họ nhẹ nhàng và thư thái. Mặt khác, các phật tử cũng nhân dịp này đến các thầy trong chùa để mừng tuổi và chúc Tết đầu năm.
Từ chùa trở về nhà, các phật tử thường có tâm lý xin “lộc chùa” mang về gọi là lộc đầu năm may mắn. Tập tục “hái lộc”, trước đây, diễn ra ở đình và chùa nhưng hiện nay tục này hầu như chỉ ở chùa. Các chùa ngày xưa thường có nhiều cây lớn với nhiều cành lá sum suê nên việc hái lộc ít ảnh hưởng đến sức khỏe của cây và ít ảnh hưởng đến mỹ quan cây cảnh. Ngày nay, các chùa, nhất là ở đô thị không gian nhỏ hẹp, thường trồng những cây cảnh nhỏ nên việc hái lộc sẽ ảnh hưởng đến cây cảnh và mỹ quan sân chùa. Ý thức được điều này, người phật tử đã thay đổi thói quen bằng cách hoan hỷ nhận những “lộc chùa” khác (được các chùa chuẩn bị) mang tính biểu tượng như cành hoa, tấm thiệp ghi câu Phật dạy, bao lì xì nhỏ tượng trưng…Dù hình thức đã thay đổi nhưng ý nghĩa của nó vẫn là bày tỏ niềm hy vọng có được phúc lộc và may mắn trong một năm mới.
Một phong tục khác được các phật tử hưởng ứng những năm gần đây là “hành hương thập tự”. Qua ngày mùng một Tết, một số chùa bắt đầu tổ chức cho các phật tử đi thăm viếng, lễ Phật và cúng dường các chùa. Mục đích là nhằm tạo cơ hội cho phật tử gieo duyên, làm phước đầu năm. Nếu mong muốn cầu an thì đây là cách cầu an đúng tinh thần nhân quả.
Ngoài ra, một số ít các chùa và các thiền viện, nhân dịp đầu xuân cũng mở các khóa tu đầu năm cho những ai tận dụng kỳ nghỉ để tu học Phật pháp. Tu tập đúng pháp cũng là cách cầu an hữu hiệu nhất.
Trong những ngày đầu năm mới, các gia đình nên làm những điều sau để cho cả năm may mắn, tài lộc:
Đi chợ Tết mua hoa cảnh
Đầu tiên, tập tục không thể thiếu mỗi khi xuân về là đi chợ Tết mua hoa cảnh. Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn có những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc. Với quan niệm rằng sau đêm giao thừa nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Thăm mộ tổ tiên
Con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu.
Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.
Chúc Tết
Người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng.
Vào ngày mồng một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè và những người thân quen của mình.