'Với IQ, người ta tuyển bạn. Nhưng với EQ, người ta sẽ đề bạt bạn', đó là lý do mà người thể hiện được trí tuệ cảm xúc sẽ không bao giờ lo lắng về quá trình đào thải trong công ty.
- Chồng cứ vô tư làm 3 điều này đừng trách vì sao vợ thay lòng đổi dạ, sớm muộn cũng đòi ly hôn!
- 3 nguyên nhân thầm kín khiến chàng miệng nói yêu nhưng tay không bao giờ ‘rút ví’ vì bạn
Trong xu hướng tuyển dụng ngày nay, các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những người cân bằng được cả chỉ số IQ và EQ hay gọi tắt là EI (Emotional Intelligence).
Vào mỗi mùa tuyển dụng, một số lượng lớn lao động tự do có nhu cầu tìm việc với trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm khác nhau cùng ứng tuyển cho một vị trí công việc. Đây là hành trình cạnh tranh không dễ dàng đối với cả người lao động cũng như đơn vị tuyển dụng.
Để tăng hiệu quả sàng lọc ứng viên, ưu tiên chất lượng nhiều hơn số lượng thì các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới phương pháp tuyển dụng của mình.
Trong các buổi phỏng vấn, họ không chỉ đưa ra các bài kiểm tra về kiến thức, kỹ năng mà còn áp dụng một số tình huống để kiểm tra năng lực phản ứng, năng lực tư duy, tính linh hoạt… và nhiều yếu tố cần thiết khác cho công việc. Trong đó, các câu hỏi kiểm tra EQ là một lĩnh vực không thể bỏ qua.
Với bài test chuyên môn và kỹ năng, ứng viên có thể chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia phỏng vấn. Còn những câu hỏi tình huống để test EQ lại được nhà tuyển dụng đưa ra ngẫu nhiên, khiến không ít người bất ngờ, chẳng thể trả lời được.
Câu hỏi sau đây cũng từng được nhiều công ty lớn áp dụng để “thử thách” các ứng viên của mình: “Làm thế nào để chia 4 quả dưa hấu cho 5 người, với điều kiện, tất cả 5 người đó đều hoàn toàn hài lòng với khẩu phần của mình?".
Trong tình huống phỏng vấn hôm đó, tất cả ứng viên trong phòng đều là nhân tài đã lần lượt vượt qua nhiều vòng kiểm tra năng lực trước đó.
Họ ăn mặc vô cùng trang trọng, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị tinh thần cho vòng phỏng vấn cuối cùng nhưng không ngờ câu hỏi quyết định cuối cùng lại là như vậy.Khi câu hỏi vừa được đưa ra, một người đã phát biểu ý kiến của mình:
“Với số tiền mua 4 quả dưa hấu, tôi hoàn toàn có thể mua một loại trái cây khác thay thế với số lượng chia hết cho 5. Như vậy, việc chia đều sẽ dễ dàng hơn nhiều”.
Nhà tuyển dụng cho rằng đây là một đáp án không hợp lệ vì vấn đề đưa ra là “chia đều dưa hấu”, chứ không phải chia bất cứ loại quả nào khác. Câu trả lời này đã tự ý thay đổi vấn đề ban đầu.
Người thứ hai trả lời: “Nếu là tôi, tôi sẽ cắt mỗi quả dưa hấu thành 20 miếng rồi chia cho mỗi người 4 miếng. Trong trường hợp này, tôi đã chia đều cho họ”.
Nhà tuyển dụng lại hỏi: “Vậy nếu bạn cắt không đều, miếng to miếng bé thì sao? Tôi nghĩ vẫn sẽ có người so bì và cảm thấy không quá ưng ý đâu”.
Sau nhiều ý kiến tranh luận, một ứng viên khác đứng dậy trả lời: “Thật ra, tôi nghĩ không cần suy nghĩ quá phức tạp như vậy. Tôi cũng sẽ cắt dưa hấu giống như ý kiến của bạn số 2 vừa nãy, nhưng chỉ cần cắt nhỏ vừa miệng mà thôi.
Sau đó, tôi để chung tất cả dưa vào một cái đĩa và mời cả 5 người cùng ăn với nhau. Như vậy, họ được tự do lựa chọn khẩu phần cho chính mình và chắc chắn sẽ tự hài lòng với điều đó”.
Sau khi nghe câu trả lời này, nhà tuyển dụng cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Khi thay đổi khía cạnh tư duy, vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Giống như cách mà Thomas Edison tuyển kỹ sư giúp việc cho mình, ông đưa họ một cái bóng đèn tròn và hỏi: “Nó sẽ chứa được bao nhiêu nước?”.
Có 2 cách mà các kỹ sư ứng tuyển sẽ tiếp cận. Một là sử dụng các máy đo để tính toán mọi góc của bóng đèn, rồi từ đó tính ra diện tích bề mặt, có thể mất từ 10 - 20 phút cho cả quá trình. Cách còn lại là trực tiếp đổ nước vào cái bóng đèn đó, rồi lại đổ ra cốc đo lường để nắm được con số chính xác, toàn bộ quá trình chỉ mất chưa tới 1 phút.
Và Edison không bao giờ lựa chọn những kỹ sư đi theo cách thứ nhất. Ông không cần những người tới để gây ấn tượng với mình mà cần người cung cấp những kết quả đơn giản, nhanh gọn nhưng hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất.
Quay lại câu hỏi phỏng vấn, nếu coi quả dưa hấu là thành quả đạt được của một quá trình nào đó, cách bạn chia sẻ thành quả đó với mọi người sẽ thể hiện năng lực dẫn dắt tinh thần team work và trí tuệ cảm xúc EQ của bạn.
Thông qua việc mời mọi người ăn chung một đĩa dưa hấu, anh chàng ứng viên đã tạo ra sự kết nối giữa các cá thể riêng biệt. Sau đó, anh lại trao quyền tự do lựa chọn cho mỗi người. Muốn đạt được điều mình mong muốn, họ phải tự nỗ lực thỏa mãn bản thân.
Có thể thấy, EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Do đó, người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn từ mọi người.
Đó cũng là lý do mà Daniel Goleman, một tác giả và nhà báo khoa học, đồng thời cũng là cây bút cốt cán của The New York Times suốt 12 năm, đã nói: “Chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt trong khi đó chỉ số EQ lại chiếm đến 75%”.
Tỷ phú Warren Buffett cũng chia sẻ rằng, IQ là một yếu tố cần nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn, đó là lí trí và sự ổn định trong cảm xúc đến từ EQ.
Người có trí tuệ cảm xúc thường có xu hướng tự suy xét rất nhiều. Đứng trước một vấn đề, họ nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, làm thế nào để phát huy được điểm mạnh nhiều nhất có thể hay cố gắng khắc phục, không để điểm yếu ảnh hưởng đến công việc.
Quan trọng nhất là EQ cao giúp họ biết cách xây dựng và tận dụng các quan hệ kết nối, đứng ở nhiều khía cạnh linh hoạt khác nhau để gián tiếp tạo ra lợi ích cho mình. Điều này giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc để đạt được thành tựu cho chính mình, tránh được nhiều rắc rối và những cơn "đau tim" không cần thiết.