Đàn ông và tiền – nỗi đời của chị em phụ nữ (2): Nếu không muốn bị rẻ rúng thì đừng ở nhà chồng nuôi

Phụ nữ yêu 26/04/2019 05:33

Chưa bao giờ, tôi thấy mình rẻ rúng đến như thế. Cái cách anh nói chuyện, đối xử với vợ khiến tôi cảm thấy mình như 1 đứa ăn bám, như một cục nợ đeo lấy chân chồng. Cho nên phụ nữ đừng dại mà quyết định nghỉ việc ở nhà chồng nuôi.

Theo lời kể của người vợ trẻ này, vợ chồng chị lấy nhau khi chị đã có bầu ở tháng thứ 3. Chị đàng hoàng lấy chồng chứ không phải dạng cưới chạy bầu như nhiều cặp đôi khác. Chuyện chị mang thai trước khi cưới là điều cả 2 cùng mong muốn như vậy, vì có con vào năm đó là năm đẹp của họ. Hơn nữa họ cũng là cặp đôi đã có thời gian yêu nhau dài lâu hơn 4 năm trời.

Sau khi về nhà chồng, người vợ vẫn đi làm và lo việc gia đình như bình thường. Nhưng đến khi bầu tháng thứ 5, một lần trên đường đi làm về, chị vợ bị tai nạn nhẹ. Em bé trong bụng may mắn giữ được nhưng bị động thai, phải ở nhà vài tuần để nghỉ ngơi cho thai ổn định. Người chồng thấy vợ như thế nên bảo: “Em nên xin nghỉ làm luôn đi. Vì mấy cái đồng bạc mà nguy hiểm cho con có đáng không. Đợi khi nào đẻ xong, con cái yên ổn rồi thì hẵng xin đi làm trở lại.”

Nghe lời chồng, người vợ liền xin nghỉ việc ở công ty. “Lúc đầu, tôi cứ nghĩ mình là người phụ nữ có phúc, được chồng thương yêu. Nhưng đến khi mòn mặt ở nhà rồi, tôi mới biết cái gì cũng có giá của nó cả”, người vợ này nói.

Chị vợ kể: Chỉ việc ở nhà ăn nằm rồi được chồng đưa tiền hàng tháng công nhận là sướng thật nhưng cùng với đó, tôi bị mất đi nhiều quyền lợi và cả sự tôn trọng của người đầu gối tay ấp. Bao năm đi làm, tôi cũng có khoản tiền tiết kiệm nhất định, nhưng tiền đó, tôi để phòng thân và dành cho lúc con ra đời.

Đàn ông và tiền – nỗi đời của chị em phụ nữ (2): Nếu không muốn bị rẻ rúng thì đừng ở nhà chồng nuôi - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Thế nên mọi chi tiêu trong nhà, người vợ phải ngửa tay xin chồng. Thời gian đầu, mọi thứ diễn ra bình thường. Nhưng sau đó anh chồng bắt đầu khó chịu, khất lần mỗi khi phải đưa tiền cho vợ. Anh ta cứ hoạnh họe vợ mỗi khoản chi tiêu dù chị vợ chẳng tiêu pha gì cho bản thân cả. Tất cả đều dành bồi bổ cho đứa con trong bụng hay sinh hoạt phí hàng ngày.

Người vợ này cay đắng cho biết: Nhiều hôm đưa tiền cho vợ, chồng tôi cứ đếm đi đếm lại, rút ra thụt vào rồi cằn nhằn: “Tiêu vừa vừa thôi, đã không đi kiếm tiền thì phải biết tiết kiệm, đừng có vung tay quá trán". Cái cách anh nói chuyện, đối xử với vợ khiến tôi cảm thấy mình như 1 đứa ăn bám, như một cục nợ đeo lấy chân chồng vậy. Chưa bao giờ, tôi thấy mình rẻ rúng đến như thế.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi người vợ bàn với chồng là muốn đẻ ở viện quốc tế cho sạch sẽ, rộng rãi, chất lượng dịch vụ tốt. Khoản tiền tiết kiệm riêng của chị gửi ở ngân hàng cũng chỉ để dành cho dịp này. Nhưng không để cho chị vợ kịp nói cho hết câu thì ông chồng đã gào lên: “Gớm nữa, đẻ đâu chẳng được. Không có tiền mà cứ bày đặt ý kiến này nọ, sốt hết cả ruột. Chọn bệnh viện nào, tự khắc anh tìm hiểu”.

Đàn ông và tiền – nỗi đời của chị em phụ nữ (2): Nếu không muốn bị rẻ rúng thì đừng ở nhà chồng nuôi - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

“Lần đấy, tôi thực sự giận chồng. Mặt tôi đỏ bừng lên, hai tai nóng hầm hập vì quá ức. Tôi không nói gì, lên luôn phòng thu dọn đồ đạc rồi bỏ về nhà mẹ đẻ, mặc chồng cuống quýt chạy theo xin lỗi. Hôm đấy, tôi gọi điện nói thẳng với chồng những uất ức suốt thời gian vừa qua và nói thẳng rằng: anh coi thường vợ vừa vừa thôi. Nếu anh còn có cái thái độ ấy thì em sẵn sàng làm mẹ đơn thân luôn. Sau đó, chồng tôi phải năn nỉ ỉ ôi, rồi xin lỗi trước mặt bố mẹ vợ thì tôi mới chịu về nhà”, chị vợ cho biết.

Bởi những trải nghiệm cay đắng đó mà ngay sau khi sinh nở đủ thời gian để quay lại làm việc, người vợ đã xin đi làm trở lại luôn.

“Một lần nghỉ đẻ ở nhà đã cho tôi một bài học quá sâu sắc: Đàn bà mà không có tiền thì cũng mất quyền lên tiếng. Và cái câu: “Ở nhà anh nuôi” của đàn ông đúng là chẳng thể nào tin tưởng được”, người vợ này tâm sự.

Đàn ông và tiền – nỗi đời của chị em phụ nữ (2): Nếu không muốn bị rẻ rúng thì đừng ở nhà chồng nuôi - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia, không phải ai cũng nhanh chóng giải thoát được cảnh phụ thuộc về tài chính của chồng như câu chuyện của người vợ mà chúng tôi vừa nêu ở trên. Trên thực tế không ít bà vợ đã rơi vào bế tắc khi lựa chọn phương án nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con cái. Họ phải mất một thời gian rất dài, thậm chí là phải đánh đổi khi mối quan hệ vợ chồng trở nên quá căng thẳng bởi những xung đột về tài chính và bởi cả thái độ coi thường của người chồng.

Dù là bất cứ loại tình cảm nào, phụ nữ cũng đừng hy sinh quá nhiều

Với phụ nữ, dù là bất cứ loại tình cảm nào cũng đừng nên hy sinh quá nhiều. Vì bạc bẽo nhất là lòng người, tàn nhẫn nhất cũng từ lòng người mà ra. Món đầu tư rủi ro nhất là vào lòng người, bởi lúc tổn thương chỉ có bạn là người đau lòng nhất

TIN MỚI NHẤT