30 năm hôn nhân, tôi nhận ra rằng, để luôn yêu nhau thì cuộc hôn nhân đó cũng phải thật sự sáng suốt, hình thành nên một thứ gọi là "trí tuệ hôn nhân".
- Cách xem tin nhắn ẩn trên Zalo giúp chị em ‘triệt phá’ ổ ngoại tình công sở của chồng
- 15 dấu hiệu hình thể chứng tỏ đàn ông thực sự thích bạn dù không nói ra
Tôi sắp có chuyến du lịch cùng đồng nghiệp. Ngay từ khi thông báo, chồng đã sốt sắng chuyện đi siêu thị, tìm mua những vật dụng cần thiết cho tôi. Nghe thật ngược đời nhưng cuộc sống gia đình tôi là vậy suốt nhiều năm qua.
Khi chuẩn bị bước ra khỏi nhà lên xe bắt đầu chuyến đi, anh ấy sẽ đưa ra hàng loạt câu nói cùng lời dặn dò dài dòng: "Tất đi giày chạy bộ ở ngăn này", "Thuốc chống say anh để túi trong đấy nhé", "Thuốc này em uống nếu ăn phải hải sản", "Trước khi đi ngủ em nên ngậm viên này vì thời tiết miền Bắc lạnh, ngủ dậy em sẽ không nói được đâu"...
Bên nhau hơn 30 năm, anh ấy hoàn toàn hiểu tất cả những gì tôi cần trong cuộc sống. Nhiều người cho rằng tôi may mắn vì tìm thấy mảnh ghép hoàn hảo cho nửa đời còn lại trong hàng tỷ người kia.
Nhưng thực tế đâu có phải, chúng tôi cũng trải qua nhiều thời gian bão tố trước khi tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn, cuộc sống và thấu hiểu toàn bộ.
30 năm hôn nhân, tôi nhận ra rằng, để luôn yêu nhau thì cuộc hôn nhân đó cũng phải thật sự sáng suốt, hình thành nên một thứ gọi là "trí tuệ hôn nhân". Kể cả khi kết hôn rồi, chúng ta vẫn phải học tập, học tập mỗi ngày để thấu hiểu, hòa hợp với nhau một cách triệt để nhất.
Hôn nhân tốt là học cách tha thứ cho sự không hoàn hảo của đối phương
Ai chẳng muốn một cuộc hôn nhân hoàn hảo nhưng đâu là người hoàn hảo cho mình?
Tốt hơn hết nên hiểu cơ bản về đối phương trước khi quyết định tiến vào hôn nhân. Tuy nhiên, giai đoạn khi yêu đó chẳng ai bộc lộ hoàn toàn con người mình cả. Phải đến khi về chung một nhà, chính thức là của nhau, cả hai mới dần dần tiết lộ nốt "bản sắc" còn lại.
Người chồng có thể khá lười nhác, ham chơi. Người vợ có thể hơi nóng nảy, chẳng muốn làm việc nhà. Khi đó, tôi và chồng đã ngồi cùng nhau để nói chuyện, cả hai bắt đầu chấp nhận dần những tính xấu từ đối phương, tha thứ cho sự kém hoàn hảo đó và tìm cách khắc phục những cái quá đáng của chính bản thân mình. Có như thế cuộc hôn nhân ấy mới lại viết tiếp được.
Hôn nhân là sự thực hành tuyệt diệu nhất để rèn luyện bản thân
Khi đến tuổi trung niên, nhiều người sẽ nhận ra rằng, người cùng mình đồng hành nhiều năm đúng là tri kỷ. Đó là người vĩ đại nhất, đáng trân trọng và yêu thương nhất. Họ đã trải qua không ít đắng cay hay thậm chí bạo lực mới đạt được sự yên ổn trong thâm tâm đó.
Nhiều cuộc hôn nhân trải qua mô hình như vậy:
Khi mới cưới, hai vợ chồng mắng mỏ, cãi vã, dần dần xa lánh nhau. 5 năm sau, cả hai nhận ra vấn đề trong hôn nhân và lại đổ lỗi cho nhau vì tạo ra những rào cản ấy. Nhiều năm tiếp theo, hai bên dần dần học được cách hòa hợp, chung sống yên bình đến suốt cuộc đời.
Đa số khi kết hôn xong nhiều người vỡ mộng vì nhận ra nó không như tưởng tượng. Tuy nhiên, họ đều phải học cách từ từ an ủi bản thân, vỗ về tâm hồn và chấp nhận rằng, chẳng có ai là mảnh ghép hoàn hảo nhất cả. Mình và người đồng hành không hợp nhau từ đầu, phải trải qua nhiều vất vả mới cùng chung tần số, hòa hợp.
Hôn nhân chia thành hai nửa: Nửa đầu và nửa sau
Khi còn trẻ, đó là nửa đầu
Trong nửa đầu này, tôi là một kẻ hung hăng luôn muốn gây chiến với tất cả từ chồng con, mẹ chồng.
Tôi muốn gây hấn với kẻ nào đó mà tôi nghĩ đe dọa hạnh phúc gia đình mình. Tôi luôn muốn gào lên với tất cả, muốn dùng nắm đấm hay chính sự cãi vã để giải quyết mọi thứ.
Luôn có những thất bại xảy đến và mỗi lần như thế tôi đều rút ra được bài học cho cuộc đời mình rồi dần rút kinh nghiệm. Cả hai bên phải từ từ cảm nhận nhau, thích ứng nhau đến mức đôi khi tôi nhìn cái cốc, chồng sẽ biết ý rót vào đó một chút nước. Đó là một sự hòa hợp chẳng cần nói bằng lời. Điều đó sẽ dẫn đến tình cảnh của hôn nhân tuổi trung niên, thứ tôi đang ở trong đó.
Tuổi trung niên, nửa sau của hôn nhân
Thời điểm này người ta sẽ phải chiến đấu với tất cả các loại tai nạn, bệnh tật hay thậm chí chỉ là một vết sâu răng đau nhức. Đến lúc này, con người bỗng chốc vị tha và tử tế vô cùng.
Họ nhắm mắt làm ngơ trước vài thiếu sót của chồng/vợ. Họ đã ra những điểm tốt của nhau và bắt đầu nhìn vào chúng, sống gắn bó, thấu hiểu.
Hầu hết khi kết hôn, ai cũng mong mỏi sẽ được sống trong giai đoạn này nhưng thực tế chẳng êm đềm vậy đâu. Phải trải qua những tháng ngày gào thét, cãi vã thì "trái ngọt" này mới có thể đến được.
Xã hội bây giờ hôn nhân thật sự rất mong manh
Ai cũng vậy, cả nam và nữ đều muốn khẳng định mình. Họ luôn sống mạnh mẽ mà chẳng cần ai kề bên, ủng hộ. Nhiều người không muốn nỗ lực cho tình yêu và cảm thấy những điều đó thật sáo rỗng.
Tuy nhiên, sớm muộn gì người ta cũng nhận ra rằng chẳng ai hoàn hảo, chẳng ai là một cái vòng tròn chu toàn mọi phía được đâu. Cuối cùng, ai cũng muốn về một nơi gọi là "nhà". Cùng trò chuyện tâm tình với người từng xa lạ, sưởi ấm tâm hồn nhau bằng câu chuyện, lời an ủi.
Nếu còn e ngại thì hãy hiểu và bắt đầu hình thành nên "trí tuệ hôn nhân" ngay từ ban đầu đi. Hãy cùng tìm hiểu nhau, chấp nhận nhau, thấu hiểu nhau và hòa hợp với nhau.
Khi lựa chọn nhau hãy tự hỏi cô ấy có hoàn hảo hay không!
Nếu cô ấy không hoàn hảo như bạn mong muốn thì làm thế nào để yêu nhau trọn đời nhỉ?
Đôi khi, chuẩn bị bước vào một cuộc hôn nhân người ta sẽ thắc mắc như vậy. Tuy nhiên, có ai xem xét lại bản thân mình để hiểu rằng, mình cũng chẳng lấy gì làm hoàn hảo toàn bộ hay chưa.
Tình yêu và hôn nhân không phải một cuộc so kè, cân đo đong đếm. Hãy để tình cảm lên tiếng hơn là những gì tính toán, sắp xếp. Tuy nhiên, đừng buông thả nó, cả hai hãy cùng suy nghĩ về hôn nhân và chung tay để xây dựng tổ ấm.
Đến cuối cùng, các bạn sẽ nhận ra chẳng có ai hoàn hảo trong cuộc tình đó hết nhưng vẫn được hạnh phúc. Đó là kết quả của sự tìm hiểu dần dần, hòa hợp lẫn nhau và học cách tha thứ cho nhau.
Đừng nghĩ hôn nhân là cuộc chơi, không chơi ván này thì chơi ván khác. Bạn phải nghiêm túc với nó, "có tâm" để sửa chữa nếu nó đã đứng trên bờ vực. Có như vậy thì bạn mới không lâm vào tình trạng phải "chịu đựng" mà sẽ được "tận hưởng" hôn nhân!