Cách của chị thực ra rất đơn giản nên bà mẹ nào cũng có thể học theo!
- Dù quật cường mạnh mẽ hay yếu đuối ủy lụy, phụ nữ ly hôn nào cũng sẽ phải trải qua 7 giai đoạn tâm lý thế này
- Phụ nữ khôn nắm bắt được “1 thích 4 ghét” mà đàn ông nào cũng có khi yêu
Trước đây, tháng nào chị Thủy cũng phải đối mặt với các khoản tiền sinh hoạt chồng chéo và đau đầu với các bài toán chi tiêu. Suốt 1 năm sau kết hôn, không lúc nào chị không rơi vào trạng thái cạn tiền. Dù số tiền vợ chồng chị kiếm được không ít nhưng chẳng hiểu vì sao đều "mọc cánh bay mất".
Thế rồi, chị Thủy đã học được cách chi tiêu hợp lý cho gia đình mà vẫn dư ra một khoản để tiết kiệm. Cách của chị thực ra rất đơn giản nên bà mẹ nào cũng có thể học theo!
Nắm chắc các khoản thu chi trong gia đình
Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tính toán và đưa ra một mức chi tiêu hợp lý nhất với tình hình tài chính của gia đình.
Chẳng hạn như nếu bạn biết chắc mỗi tháng hai vợ chồng kiếm được 15 triệu mà các khoản phải chi cố định khoảng 10 triệu thì bạn có thể tối ưu những chi phí khác trong 1 - 2 triệu để vẫn dư ra số tiền còn lại đem tiết kiệm.
Thực chất, cách chi tiêu hợp lý cho gia đình là dựa trên số tiền kiếm được để đặt ra những giới hạn tương xứng cho các khoản chi, sao cho đến cuối tháng vẫn còn dư lại một số tiền trong kế hoạch.
Dự trù trước các khoản phát sinh
Để làm được điều này, bạn cần chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi chú. Hàng tuần, bạn cần xem lại trong nhà một lượt xem có đồ đạc gì sắp cần thay hoặc thêm mới để chuẩn bị. Ngoài ra, việc chăm sử dụng mạng xã hội cũng giúp bạn đoán trước các dịp cưới xin để có sự chủ động trong sắp xếp chi tiết.
Khi khoản tiền tiết kiệm dành cho việc đột xuất bị hao đi, bạn cần lên kế hoạch bổ sung lại ngay trong tháng sau.
Học cách nói "Không"
Nếu đã có kế hoạch chi tiêu, bạn cần nghiêm túc tuân thủ theo dù có chuyện gì xảy ra.
Mọi dự định của bạn sẽ tan biến khi bạn không đủ quyết tâm và nghiêm khắc với bản thân. Chẳng hạn bạn không thể tùy hứng mua sắm quá nhiều đồ đạc cùng lúc mà nên chia ra, cái nào cần trước, cái nào cần sau để mua dần trong nhiều tháng.
Thay vì bỏ ra mấy chục triệu đi du lịch nước ngoài, bạn có thể cân nhắc chọn một địa điểm trong nước với chi phí nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Trước khi đi du lịch, hãy chỉ mua sắm thêm 1 - 2 món đồ thật sự cần thiết và tận dụng triệt để các món đồ đã có để không làm phát sinh tốn kém.
Với các khoản tiền lớn cần thanh toán, bạn có thể linh hoạt dùng hình thức trả góp để không làm ảnh hưởng quá nhiều tới ngân sách hàng tháng của gia đình.
Đừng ngại nhắc chuyện tiền bạc với con
Nhiều bậc phụ huynh không muốn con hiểu và tiếp xúc với đồng tiền từ sớm. Họ lo rằng trẻ sẽ cảm thấy tủi thân khi biết về khả năng tài chính của gia đình. Vì thế họ thường giấu diếm con và tặc lưỡi đồng ý trước những đòi hỏi của bé.
Thực tế, thái độ tiếp nhận của trẻ phụ thuộc vào cách nói chuyện, phân tích của cha mẹ. Nếu bạn nhẹ nhàng nói cho trẻ hiểu thì bé cũng sẽ tiếp nhận câu chuyện theo hướng tích cực.
Ngoài ra, việc dạy bé tiết kiệm từ nhỏ cũng rất có lợi cho sự phát triển, thúc đẩy tư duy, khả năng giao tiếp và lên kế hoạch.
Bạn có thể rủ trẻ cùng tham gia kế hoạch tiết kiệm và trao thưởng xứng đáng với mỗi mốc tiền con đạt được.
Trân trọng bất cứ thu nhập bất ngờ nào
Thông thường, trước các khoản tiền đến bất ngờ, bạn thường có suy nghĩ: "Ăn mừng thôi!" hoặc: "Tự dưng có thêm nên ăn tiêu xả láng đi!". Đây là suy nghĩ rất tai hại vì nó sẽ rất dễ khiến bạn tiêu quá trớn khi tâm trạng đang khó kiểm soát.
Những khoản thu nhập bất ngờ này nên được để vào khoản tiền dành cho việc khẩn cấp vì nó sẽ hữu dụng không ngờ vào một ngày nào đó. Khi ấy, bạn sẽ thấy thật may mắn vì mình đã không tiêu tới số tiền này.
Chăm chỉ cải thiện thu nhập
Tuy cố gắng chi tiêu hợp lý nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đủ 100% nghị lực để từ chối những buổi tự tập bạn bè, những bộ quần áo hay trang sức mới ra. Vì thế, cách tốt nhất để vừa có thể thi thoảng nuông chiều bản thân, vừa có thể cân đối các khoản chi tiêu, đó là tăng thêm thu nhập.
Bạn cần có cho mình ít nhất 2 công việc chính và phụ, công việc chính cho nguồn thu nhập ổn định và công việc phụ để thêm thắt vào những nhu cầu phát sinh.
Đã đến lúc chúng ta cần chăm chỉ kiếm tiền, đồng thời học cách chi tiêu hợp lý cho gia đình để có thể tận hưởng cuộc sống một cách tốt hơn!