Có những sản phụ, đau đẻ không thấy chồng dỗ dành, lâm bồn chỉ thấy chồng dán mắt vào điện thoại, chơi chán lại lăn ra ngủ, thực sự đành phải chia buồn. Lúc này, chồng có đẹp có giàu cách mấy, thấy cũng bằng thừa!
- Khổ khi yêu một người đàn ông ở tuổi 25
- Khi người đàn ông không còn thấy xót xa lúc người phụ nữ của mình khóc
Người đời thường hay nhìn vào những biểu hiện trên mạng xã hội, những lời nói đầu môi, những điều kiện bên ngoài để đánh giá về một người chồng. Nhưng chồng tốt hay chồng tệ, đừng nhìn trong những lúc đời thường, đừng nhìn những biểu hiện bề ngoài. Vào đến bệnh viện, chồng tốt hay chồng tệ, đều lộ ra ngay!
Đầu tiên là ở bệnh viện phụ sản. Chính xác là thời khắc đưa vợ đi sanh. Đây là lúc người đàn ông bộc lộ rõ nhất bản chất của mình. Chồng tốt hay chồng tệ, chờ đến lúc vợ vượt cạn, lập tức đánh giá được ngay. Vì sao ư? Vì chuyện sinh đẻ của phụ nữ giống như một lần “chết đi sống lại” vậy, nó đủ tầm quan trọng để làm thước đo cho phản ứng của người chồng.
Tiếc thay, hầu hết cánh đàn ông, đều chỉ làm 2 việc khi vợ sinh con: Chơi game hoặc ngủ. Sự vô tâm vô tình đến mức xem chuyện vượt cạn của vợ mình là một chuyện bình thường, thể như chỉ cần ngồi chơi vài ván game, hoặc đánh một giấc, mở mắt ra là ẵm đứa con chào đời. Chưa kể, không ít người đàn ông vẫn đang mải mê ngồi bên bàn nhậu khi vợ lâm bồn.
Vào bệnh viện phụ sản, cứ hễ thấy cô nào vào phòng sinh mà chồng nhấp nhổm bên ngoài, mắt không rời khỏi bảng điện tử thông báo, đau đáu lo lắng cho vợ, thì bỗng thấy mừng cho cô ấy. Vợ sanh xong, anh nào lao vào hỏi thăm vợ trước, an ủi dỗ dành và khen ngợi vợ trước, rồi mới đến ẵm con, nhất nhất mọi lúc đều túc trực chăm sóc đỡ đần vợ, chắc chắn danh hiệu “chồng tốt” là của anh ấy, không chạy đi đâu được!
Còn những sản phụ, đau đẻ không thấy chồng dỗ dành, lâm bồn chỉ thấy chồng dán mắt vào điện thoại, chơi chán lại lăn ra ngủ, thực sự đành phải chia buồn. Lúc này, chồng có đẹp có giàu cách mấy, thấy cũng bằng thừa!
Sau bệnh viện phụ sản, không đâu khác là bệnh viện nhi đồng. Những cặp vợ chồng đã có con, hẳn chẳng ai lấy làm xa lạ với cái tên này. Chuyện trẻ nhỏ đau ốm liên tục là chuyện thường xuyên xảy ra. Lúc này, ai làm chồng làm cha tròn vẹn, cũng nhìn ra ngay.
Có những đôi vợ chồng, vợ ẵm con đến rạc cả người, chồng vẫn không mảy may phụ giúp. Con đau đớn khóc la, chồng vẫn mải mê bấm điện thoại. Từ việc nhỏ đến việc lớn, đều không tự giác chú ý đến, để vợ phải kêu tên, phải nhờ vả, mới động tay làm. Chăm con bệnh, vợ thì gầy rạc cả người, đầu bù tóc rối, chồng thì vẫn tươi tỉnh nhởn nhơ như không. Con bệnh cả đêm quấy khóc, vợ thức trắng không dám ngủ, chồng ngáy đều đều. Chồng tốt thì không vô tâm đến vậy!
Thấy cặp vợ chồng nào, mà chồng vững tay ẵm con, lăng xăng đi trước, chủ động mọi chuyện, lại cảm thấy ngưỡng mộ chị vợ cưới được chồng tháo vát giỏi giang. Chỉ một câu: “Em mệt rồi nghỉ đi, anh lo con cho”, chỉ một câu dỗ dành: “Con đau ở đâu, ba thương”, cũng đủ biết người chồng người cha ấy toàn tâm toàn ý cho gia đình thế nào.
Gắn bó cùng nhau lúc vui vẻ khỏe mạnh thì dễ lắm, ai làm cũng được. Nhưng san sẻ được lúc khó khăn đau yếu thì khó lắm, phải người tử tế mới làm được. Có những thời khắc, không cần giải thích hay biện minh, vì hành động đã nói lên tất cả nội tâm bên trong!