Một bài đăng của một chuyên gia tâm lý về 9 dấu hiệu của người suy nghĩ quá nhiều đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
- Tôi không may dính bầu, người tình 52 tuổi lập tức "quất ngựa truy phong"
- Đàn bà tuổi 40: Tiền có thể ít, đàn ông có thể thiếu nhưng nhất định phải có đủ 4 điều này mới có thể chạm tay đến hạnh phúc
Bác sĩ Lalitaa Suglani, một chuyên gia tâm lý đến từ Birmingham, Anh đã chia sẻ những thông tin này trên Instagram, khiến nhiều người dùng cho rằng họ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc hay suy nghĩ quá nhiều.
Nữ chuyên gia chia sẻ:
"Chúng ta đều là con người và sẽ có lúc chúng ta nghĩ quá nhiều về những chuyện hết sức bình thường.
Suy nghĩ quá mức có thể ảnh hưởng trải nghiệm của bạn và tương tác với thế giới xung quanh, ngăn cản bạn đưa ra những quyết định quan trọng, khiến bạn không thể tận hưởng hiện tại và làm cạn kiệt năng lượng bạn cần để đối phó với những căng thẳng hàng ngày.
Suy nghĩ quá mức có thể gây căng thẳng, lo âu rất lớn, ngăn cản bạn đưa ra những lựa chọn và quyết định hỗ trợ sự phát triển của bạn.
Và bạn không cần thiết phải suy nghĩ quá nhiều như thế."
Ảnh minh họa
Dưới đây là 9 dấu hiệu mà bác sĩ Lalitaa Suglani chia sẻ.
- Bạn muốn "đọc vị" người khác và cảm thấy căng thẳng/ lo âu khi không thể nhận ra cảm xúc của họ.
- Bạn nghi ngờ quyết định của mình đến mức sẽ nhờ vài người đưa ra lời khuyên/ hướng dẫn.
- Bạn muốn tìm hiểu tận gốc rễ lý do vì sao ai đó đã làm việc gì đó.
- Khi người khác đáp lại bạn một cách lỗ mãng, thiếu ý tứ, bạn sẽ thắc mắc vì sao người đó lại khó chịu với bạn.
- Bạn nhớ rất rõ những khoảnh khắc xấu hổ và chỉ trích bản thân vì chúng trong một thời gian dài sau đó.
- Bạn lên kế hoạch cho các cuộc trò chuyện trong đầu và nghĩ về những cách khác nhau mà cuộc trò chuyện có thể diễn ra.
- Bạn bị ám ảnh với những điều bạn không thể kiểm soát, thay đổi hoặc cải thiện.
- Bạn tưởng tượng tình huống hoặc kết quả xấu nhất.
- Bạn nghi ngờ quyết định mình đã thực hiện và nhớ đi nhớ lại những sai lầm mình từng mắc.
Ảnh minh họa
Chuyên gia tâm lý cho biết, nhiều suy nghĩ trong số kể trên là bình thường, và chỉ thực sự trở thành vấn đề nếu bạn thường xuyên gặp phải.
Một trong các cách để đối phó với thói quen suy nghĩ quá nhiều là dành một chút thời gian để tự hỏi bản thân rằng liệu bạn có đang làm quá nhiều tình huống hay không và đánh giá xem liệu những kết quả tiêu cực tiềm ẩn có thực sự đáng lo ngại hay không.
Ngoài ra, những người suy nghĩ quá nhiều không phỏng đoán suy nghĩ của người khác, vì nhiều khi người khác không nghĩ quá nhiều về hành động của bạn, mà thay vào đó họ tập trung vào bản thân và kết quả của chính họ.