Chuyên gia tâm lý học Mikhail Labkovsky cho biết anh trở thành một chuyên gia tâm lý để có thể giải quyết vấn đề của chính mình. Sau 30 năm kinh nghiệm, anh đã rút ra được 6 nguyên tắc tâm lý hữu ích đối với cuộc sống.
- 3 đức tính của người phụ nữ khiến đàn ông phải ‘cúi đầu’ nể phục, bạn có được bao nhiêu?
- 5 kiểu phụ nữ khiến đàn ông ghét cay ghét đắng, thậm chí là 'ghê tởm'
Dưới đây là 6 nguyên tắc tâm lý của chuyên gia Mikhail Labkovsky giúp bạn hạnh phúc, khỏe mạnh hơn.
1. Chỉ làm những điều bạn muốn
Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên: chỉ làm những gì bạn thực sự muốn làm.
Nguyên tắc này hữu dụng trong mọi tình huống, bất kể là quyết định hàng ngày (Hôm nay mình nên nấu gì cho bữa sáng?) hay quyết định thay đổi cuộc đời (Mình nên kết hôn ngay bây giờ hay không? Mình có nên có con bây giờ không? Mình có nên đổi việc không?).
Hãy chỉ lắng nghe trái tim và làm điều bạn muốn.
Nếu bạn muốn nuôi dạy con cái tự lập, tâm lý mạnh mẽ, bạn cần áp dụng nguyên tắc này ngay khi con còn nhỏ.
Những câu hỏi đơn giản như "Bây giờ con muốn làm gì?" "Con muốn ăn gì?" "Hôm nay con thích mặc bộ nào?" là những bước đầu tiên để tạo thói quen cho con.
2. Đừng làm điều bạn không muốn
Chuyên gia tâm lý Labkovsky cho rằng: "Nhân nhượng và thỏa hiệp là con đường trực tiếp dẫn đến bác sĩ tim mạch hoặc bác sĩ ung thư."
Quan niệm "Mình không muốn, nhưng mình phải làm" cũng sẽ dẫn tới hậu quả tương tự.
Do đó bạn không nên làm việc mà bạn không muốn làm. Nếu bạn vẫn đang làm như vậy thì đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy không mệt mỏi, hạnh phúc, không thành công.
3. Đừng im lặng khi bạn không thích điều gì
Tích tụ những sự phẫn nộ, chịu đựng và tự tranh cãi với chính mình là thói quen gây hại sức khỏe tâm lý.
Dù có thể thiếu lãng mạn nhưng tốt hơn bạn nên nói cho mọi người biết khi mình không thích, không muốn họ làm điều gì.
Chuyên gia cũng cho biết bạn chỉ nên nói điều này một lần. Nếu không có sự thay đổi, phản ứng nào thì tốt nhất bạn nên tránh xa những mối quan hệ như thế này.
4. Đừng trả lời nếu bạn không được hỏi
Khi người khác nói những câu trần thuật như "Bạn thật tồi tệ!" hay "Tôi quá mệt mỏi rồi!", những câu không phải câu hỏi, thì bạn không nên đáp lại họ.
Đây là dạng câu kích động người khác đáp lại bằng những câu như "Có chuyện gì thế? Vì sao bạn lại than vãn?".
Bạn nên hiểu rằng khi người khác nói như vậy, họ đang muốn thao túng tâm lý bạn. Theo Labkovsky, bạn không nên đáp lại họ hoặc tốt hơn hãy phản ứng theo đúng nguyên tắc trước đó: "Tôi không thích cuộc hội thoại như vậy".
5. Chỉ trả lời đúng câu hỏi
Nếu bạn được hỏi một câu hỏi và chỉ trả lời đúng câu hỏi đó thì bạn cho thấy mình là người tự tin.
Nếu không bạn sẽ có vẻ như đang viện cớ. Những câu giải thích, trình bày thêm sẽ bị coi là lấy cớ.
Nếu đối phương muốn biết rõ chi tiết thì họ sẽ hỏi thêm. Nếu không đừng trả lời ngoài những gì bạn được hỏi.
6. Chỉ nói về bản thân khi đang tranh cãi
Nguyên tắc chính của phương pháp này là chỉ giải thích cảm xúc, mong muốn của mình về cách bạn muốn người khác đối xử với bạn.
Bạn không thực sự tranh cãi với đối phương. Bạn chỉ nói về bản thân và cảm xúc của mình mà thôi. Như vậy bạn sẽ không gây ra mâu thuẫn.
Theo chuyên gia tâm lý, để nhận thấy những thay đổi tích cực, bạn cần áp dụng những nguyên tắc này trong ít nhất 6 tháng.