Theo kết quả khảo sát, 1/3 các cặp vợ chồng cho rằng tiền chính là yếu tố chính gây ra những mâu thuẫn, do đó không có gì lạ lẫm khi đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ly hôn.
- 7 điều bạn sẽ nhận ra khi hẹn hò với một người đàn ông tốt
- Bi kịch gọi tên những "quý cô ưu tú": Mất giá trầm trọng vì không kết hôn đúng tiến độ như "con nhà người ta", bị giục cưới đến mức nhập viện vì trầm cảm
Ngay cả những cặp đôi hạnh phúc nhất cũng sẽ có lúc mâu thuẫn tiền bạc. Giải quyết vấn đề tài chính một cách có trách nhiệm và có tổ chức có thể thực sự khó khăn, chưa kể đến những trận cãi vã không dứt về việc chi tiêu quá mức hoặc những thói quen sai lầm của họ.
Những cuộc tranh luận này có thể rất dễ gây xáo trộn vì chúng có thể vô tình ảnh hưởng đến hôn nhân. Vậy làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa vợ chồng một cách êm đẹp?
Ưu tiên điều quan trọng nhất
Trước khi bạn và nửa kia tranh luận về vấn đề tài chính, hãy học cách ưu tiên các khía cạnh quan trọng trước, chẳng hạn như các khoản nợ hiện có, bảo hiểm, kế hoạch hưu trí,… trong cuộc hôn nhân.
Giao tiếp cởi mở
Hãy nói chuyện cởi mở về tài chính với vợ/chồng của bạn, vì nếu bạn không minh bạch về tiền bạc thì đối phương sẽ không thể biết.
Chi tiêu mà không thông báo với vợ/chồng bạn có nghĩa là bạn không quan tâm hoặc không đủ tin tưởng đối phương.
Lập ngân sách hoặc chiến lược hoàn hảo để chi tiêu hoặc tiết kiệm tiền của bạn. Nếu không có một khung ngân sách thích hợp, mâu thuẫn xảy ra là điều dễ hiểu. Tuân thủ chiến lược này có thể giúp bạn phân chia chi phí của mình một cách có tổ chức mà không có bất kỳ sự hiểu lầm hoặc tính toán sai lầm nào.
Dành thời gian để trao đổi
Đừng chỉ bắt đầu cuộc trò chuyện về ngân sách và tài chính bất cứ lúc nào. Sắp xếp thời gian thích hợp với đối phương, tức là khoảng thời gian mà cả hai đều hoàn toàn rảnh rỗi và có trạng thái tâm trí bình tĩnh. Các cuộc thảo luận về tài chính thường có thể dẫn đến mâu thuẫn, vì vậy bạn cần có đủ thời gian để giải quyết mọi chuyện.
Học cách thỏa hiệp
Đừng quá cố chấp với suy nghĩ của bạn. Hãy học cách đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương. Bạn nên thỏa hiệp một phần vì khi giải quyết vấn đề tài chính, vợ/chồng bạn cũng nên có tiếng nói bình đẳng trong hôn nhân.