Chuyên gia tài chính Steve Siebold đã dành 36 năm nghiên cứu và phỏng vấn hơn 13.000 đối tượng là triệu phú hoặc người thuộc tầng lớp trung lưu để phân tích sự khác biệt trong lối suy nghĩ của họ.
- Trong hôn nhân, thứ đáng sợ nhất chính là sự im lặng của phụ nữ
- Ở đời có 4 thứ tuyệt đối không được nợ, càng người nhà càng phải tránh
Steve Siebold phát hiện, những người siêu giàu có quan niệm, lối suy nghĩ, triết lý và chiến thuật khác với những người thuộc tầng lớp trung lưu.
Bí mật thành công của họ chính là giá trị quan và đẳng cấp tư duy khác biệt.
Steve tin rằng, muốn giàu có, bạn cần tư duy như người giàu có.
Thấm nhuần tư tưởng này, ông đã học được lối tư duy của họ, phát triển doanh nghiệp của chính mình và trở thành một triệu phú tự thân.
Steve Siebold đã đúc kết một số quan điểm phổ biến của những người thuộc tầng lớp trung lưu có thể kìm hãm bạn làm giàu.
1. "Làm việc chăm chỉ, ngay cả là công việc bạn ghét, sẽ giúp bạn trở nên giàu có"
Hầu hết mọi người gắn bó với công việc mà họ coi là có thể chịu đựng được - và họ gắn bó với nó trong nhiều năm, vừa lo lắng về việc bị sa thải hoặc mơ về ngày sẽ được nghỉ hưu. Tại sao? Bởi vì họ tin rằng nó là cách hiệu quả nhất để làm giàu.
Hadas Weiss, một nhà nhân chủng học tại Viện nghiên cứu nâng cao Madrid, viết trong cuốn "Chúng ta không phải những người trung lưu: Sự dịch chuyển xã hội đã lừa dối bạn" (We Have Never Been Middle Class: How Social Mobility Misleads Us):
"Hệ tư tưởng của tầng lớp trung lưu dường như có quan hệ mật thiết đến chế độ nhân tài - mọi người cho rằng làm việc chăm chỉ sẽ giúp họ đạt được mục tiêu của mình, và cần bảo vệ chỗ đứng của mình để giữ được giá trị của bản thân”.
Nhưng người giàu có lại tin rằng làm việc làm niềm vui. Một khi họ tìm được một công việc họ yêu thích, họ đầu tư cả trái tim và tâm hồn vào đó - thực tế, họ trở thành một trong những người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ và được thưởng bằng sự giàu có.
Hãy thay đổi tư duy của bạn: Bạn có thể làm những gì mình yêu thích và làm giàu từ đó. Hãy tìm một người giàu có, thành công và đam mê công việc của họ. Hỏi họ làm thế nào họ đạt được thành công ấy và được truyền cảm hứng từ đó.
2. "Bạn không thể giàu có nếu không học hành đến nơi đến chốn"
Những người thuộc tầng lớp trung lưu tin rằng sự đầu tư của họ vào học hành chính quy quyết định sự giàu có của họ.
Nhưng nếu bí quyết giàu có là thi được điểm cao, thì mỗi sinh viên tốt nghiệp loại ưu sau này sẽ là một triệu phú.
Những người giàu có biết rằng thành công tài chính không liên quan nhiều đến khả năng ghi nhớ thông tin trong sách giáo khoa của bạn.
Thay vào đó, họ tin rằng việc có được kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách đầu tư hoặc kết nối với những người có quyền lực sẽ giúp ích cho việc làm giàu hơn.
Trên thực tế, một số tỷ phú hàng đầu thế giới không có bằng đại học. CEO Michael Dell của tập đoàn Dell Technologies, người sở hữu khoảng 32 tỷ USD, theo Forbes - đã bỏ học đại học từ năm nhất khi ông 19 tuổi.
Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple cũng từng chia sẻ rằng việc ông từ bỏ con đường học tập tại trường Đại học Reed là “một trong những quyết định đúng đắn nhất” của cuộc đời ông.
Hãy thay đổi tư duy của bạn: Bằng cấp không đảm bảo thành công hay giàu có. Nếu bạn thích kinh doanh, hãy tham gia một khóa học trực tuyến để củng cố các kỹ năng của bạn trong lĩnh vực đó. Bill Gates cũng ghi nhận phần lớn thành công của ông là nhờ đọc 50 cuốn sách mỗi năm.
3. "Giàu có là do may rủi"
Người bình thường tin rằng trở nên giàu có là một đặc quyền chỉ được trao cho một số ít người may mắn.
Phần lớn những người ở tầng lớp trung lưu tin rằng trong bất cứ việc gì, nỗ lực và sự đầu tư, chi tiêu cho giáo dục, học kỹ năng, mua sắm,... sẽ quyết định số tiền mà họ kiếm được.
Nếu như họ làm tốt điều đó, họ có thể thu về thành quả từ những khoản đầu tư của mình. Nếu không làm được điều đó, họ sẽ đổ lỗi cho chính mình vì đã đầu tư sai cách và không hiệu quả. Đó cũng là cách mà họ đánh giá những người xung quanh.
Trong khi đó, những người siêu giàu biết rằng, họ hoàn toàn có quyền để trở nên giàu có nếu như họ sẵn sàng tạo ra được những giá trị lớn cho người khác.
Họ sẽ hỏi “nếu tôi giúp người khác gỡ rối những vấn đề của họ, tại sao tôi không thể thu về cái gì đó?”.
Do đó, những hành động của họ sẽ giúp họ sớm hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Trong khi đó, những người cực kỳ giàu có biết rằng ở một nước tư bản, họ có quyền giàu nếu họ có thể tạo ra giá trị lớn cho người khác. Họ hỏi, nếu tôi phục vụ người khác bằng cách giải quyết vấn đề, tại sao tôi lại nhận được vận may? Và vì họ có niềm tin đó, hành vi của họ đưa họ đến sự thể hiện ước mơ của họ.
Hãy thay đổi tư duy của bạn: Thay vì tìm cách tiết kiệm nhiều tiền hơn khi mua sắm hàng ngày hay trả hóa đơn, hãy suy nghĩ những ý tưởng mới có tiềm năng khắc phục một vấn đề phổ biến.
4. "Sự giàu có làm con người trở nên xấu xa hơn"
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, giàu có có thể khiến con người ta trở nên tốt hơn.
Dựa trên các cuộc phỏng vấn, Stve Siebold nhận thấy phần lớn tầng lớp trung lưu có quan niệm chung rằng thành công và tiền bạc biến con người thành những kẻ tham lam, vô đạo đức.
Nhưng những nhà vô địch giàu có biết rằng tiền bạc chỉ giúp phản ánh bản chất thực sự của một con người.
Ví dụ, một kẻ lừa đảo, dối giá từ trước thì khi trở nên giàu có sẽ có thể càng xấu xa hơn. Nhưng một người vốn trung thực, khiêm tốn và chăm chỉ thì có thể trở thành một người tốt hơn nếu có nhiều tiền của.
Hãy thay đổi tư duy của bạn: Nếu bạn luôn cố gắng trở thành một người tử tế hơn và cho đi nhiều hơn, tiền có thể sẽ củng cố đạo đức và tính thiện của bạn.