“Thám tử phố Tàu 3” là phần thứ 3 trong chuỗi phim điện ảnh "Thám tử phố Tàu", rất nhiều người sau khi xem phim đều đánh giá không bằng hai phần trước. Thậm chí đã ảnh hưởng tới việc mong chờ vào phần tiếp theo.
“Thám tử phố Tàu 3” là phần thứ 3 trong chuỗi phim điện ảnh "Thám tử phố Tàu", rất nhiều người sau khi xem phim đều đánh giá không bằng hai phần trước. Thậm chí đã ảnh hưởng tới việc mong chờ vào phần tiếp theo. Tình tiết phim vẫn sử dụng những chi tiết liên đới với 2 phần trước, nhưng những phần liên đới lại quá “cứng”, có những đoạn còn là vẽ rắn thêm chân, trở nên thừa thãi. Thêm vào đó là những lỗ hổng trong màn suy luận cực kỳ nhiều, thế nên điểm số đánh giá dành cho bộ phim đã giảm đi không ít.
Lưu Hạo Nhiên nổi tiếng gắn liền với chuỗi phim điện ảnh hài "Thám tử phố Tàu" do Trần Tư Thành sản xuất.
Giúp các bài hát xưa cũ nổi tiếng theo
Trong chuỗi phim "Thám tử phố Tàu", phần 1 đã giúp bài hát “Chuyện cũ chỉ có thể hồi tưởng” nổi tiếng theo. Bài hát đã có tác dụng bất ngờ đối với bộ phim, không những đã đưa những nét đặc sắc của Trung Hoa mà còn giúp bài hát trở nên nổi tiếng, quả thực là một mũi tên trúng hai đích. Thế nên Trần Tư Thành đã tiếp tục sử dụng thủ pháp âm nhạc như trong phần 1 để áp dụng cho phần 2, tiếp tục sử dụng những bài hát xưa cũ làm nhạc phim, từ đó cũng đã giúp bài hát “Ký ức màu hồng phấn” nổi tiếng theo.
Tuy có mang lại hiệu quả khá lạc quan, nhưng đã là hành động cố tình, mất đi cảm giác tự nhiên như ở phần 1. Cùng với việc khán giả xem phim, tuy câu chuyện xảy ra ở quốc gia khác, nhưng vẫn là phố Tàu, thêm vào đó là bài hát xưa cũ của những năm 80, hương vị xưa cũ kết hợp với nhau trở thành một đặc sắc của phố Tàu. Còn trong “Thám tử phố Tàu 3”, Trần Tư Thành một lần nữa lại sử dụng những bài hát cũ làm nhạc phim, cùng với sự xuất hiện của Anna Kobayashi, bài hát cũ của những năm 80 cũng lần lượt vang lên theo. “Đừng hái hoa dại ven đường” và “Bé hồ lô” cũng sắp trở thành trào lưu bài hát cũ nổi tiếng lại.
Từ đó có thể thấy, Trần Tư Thành sau khi từ diễn viên trở thành đạo diễn muốn tạo dựng nên một “vũ trụ Thám tử phố Tàu” của riêng mình, sử dụng âm nhạc có phong cách nhạc điệu tương đồng đem lại cho khán giả những ký ức sâu sắc, quả thực đúng là một đạo diễn tài ba. Từ đó, thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của khán giả.Đưa hài kịch trở thành phim phá án ly kỳ dường như đã trở thành một nét đặc sắc lớn nhất trong “Thám tử phố Tàu”.
Sự kết hợp như vậy đã thay đổi cái đau đầu hóc búa trong việc suy luận phá án, tiết tấu tình tiết phim trở nên vừa nghiêm túc lại vừa hài hước, khiến khán giả được thay đổi trạng thái tâm lý liên tục, tăng phần phấn khích khi xem.Trong phim còn lồng ghép rất nhiều quảng cáo trá hình, đối với Trần Tư Thành mà nói thì có lẽ là một món lợi nhuận lớn nhưng trên thực tế nó lại ảnh hưởng tới trải nghiệm xem phim của khán giả. Trông có vẻ như là những quảng cáo vô tình nhưng lại khiến sự chú ý của khán giả bị chuyển hướng, không có tính ăn khớp với tình tiết của phim.
Tại sao bị chê xàm, nhạt nhưng vẫn phá kỷ lục phòng vé lên tới 1 tỷ Nhân dân tệ?
Hiện nay vẫn có nhiều người chê chuỗi phim "Thám tử phố Tàu" của Trần Tư Thành, họ cho rằng những tình tiết trong phim đều được chắp vá từ những đoạn vụn vặt, không thể được đưa lên nơi trang nhã. Đặc biệt là những người tôn trọng bản gốc đều cho rằng phim của Trần Tư Thành chất lượng kém, không có lợi cho thị trường phim.
Những bộ phim theo đuổi sự thuần túy của nguyên tác đều không có doanh thu phòng vé cao như những bộ phim “Tiểu Vỹ”, “Cát tường như ý”,... Nhiều nhất những bộ phim này có thể đạt được là 10 triệu tệ, thậm chí là 1 triệu tệ. Giống như “Thám tử phố Tàu 3” trong 1 ngày đã đạt doanh thu 1 tỷ Nhân dân tệ, đây là đỉnh cao mà những bộ phim kia không thể sánh được.
Đạt được điều này là bởi Trần Tư Thành không chỉ đơn thuần là làm điện ảnh, anh còn nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, cố gắng làm ra bộ phim ăn khách.Điều này giống như việc chúng ta tới tiệm mì tôm mua mì vậy. “Cát tường như ý” giống như một gói mì có mùi vị thơm ngon nhưng bao bì lại không bắt mắt, khiến người mua mất đi cảm giác muốn mua. Còn “Thám tử phố Tàu” giống như là những thứ rỗng tuếch, mùi vị bình thường nhưng lại có bao bì bắt mắt khiến người ta nhìn cái là muốn mua liền.
Đầu tiên, “Thám tử phố Tàu 3” của Trần Tư Thành đã ém hàng khá lâu, khán giả mang theo thắc mắc “Q rốt cuộc là ai?” từ 2 phần trước đó, vì thế nên càng mong đợi phần 3 này. Thế nên sau khi phim công chiếu khiến lòng tò mò của khán giả tăng cao, bị “nhử mồi” lâu như vậy đương nhiên sẽ càng muốn tới rạp xem ngay.
Thêm vào đó, Trần Tư Thành đã lựa chọn chính xác thời điểm công chiếu phim là vào dịp Tết, khoảng thời gian mọi người đều hân hoan đón năm mới đương nhiên sẽ tới rạp chiếu phim để giải trí. Với không khí rộn ràng như vậy, một tác phẩm khá là vui nhộn như “Thám tử phố Tàu” lại là một lựa chọn khá ổn trong thị trường phim Tết, vì thế mới đạt được lợi nhuận cao nhất.
Về tổng thể cả bộ phim đã tiếp nối phong cách hài hước từ 2 phần trước, sự phối hợp của Tần Phong và Đường Nhị chính là kiểu “cặp đôi hoàn cảnh” kinh điển nhất. Tần Phong phụ trách vai trò “mặt lạnh” đảm nhiệm phần phá án, còn Đường Nhị là kẻ không có đầu óc phụ trách vai trò tấu hài.
Về tình tiết thì cũng không có bước tiến quá lớn, chỉ là trông có vẻ ngày càng gập ghềnh, khúc khuỷu hơn. Nhưng về tư tưởng trung tâm mà bộ phim muốn biểu đạt lại có bước thăng hoa hơn nhiều so với hai phần trước.
Anna đã nói một câu: “Nếu như ông không thể chịu trách nhiệm với tôi, vậy tại sao còn đưa tôi tới thế giới này?”. Vốn dĩ cha con là quan hệ huyết thống nhưng cuối cùng lại trở thành kẻ thù không đội trời chung, so với việc để cho con bị ốm chết thì bỏ rơi nó còn là một một tổn thương lớn hơn rất nhiều.
Trong phim còn đề cập tới pháp luật và nhân tính, tạo ra tình tiết vượt đèn đỏ nơi ngã tư đường. Trên thế giới này thực ra vẫn có rất nhiều chuyện mà pháp luật không thể làm được, không thể trừng phạt được. Còn Q là một tổ chức, họ muốn thay pháp luật trừng phạt những kẻ đã đi ngược lại với thiên lý, làm hại người khác.
Khi đối mặt với tình huống lưỡng nan này, Tần Phong đã đưa ra đáp án, rốt cuộc chúng ta có khả năng thay pháp luật để phán xét người khác hay không? Đáp án là không. Giống như là khi Tần Phong đối mặt với kẻ giết người điên cuồng, cậu không lựa chọn việc thay pháp luật trưng phạt hay thẩm phán người này mà là đem tất cả chính nghĩa giao cho thế giới, giao cho những người tin tưởng chính nghĩa.
Vấn đề logic
Điều đáng khen ở đây là Trần Tư Thành đã thu hút được khoản đầu tư khá lớn, thế nên cũng có chăm chút hơn về việc quay phim. Sử dụng máy quay phim Imax đã là một phần tạo nên thành công, đây là loại máy quay có độ phân giải cao nhất trên thế giới, đối với khán giả mà nói thì khi xem trên màn ảnh rộng, có thể nhìn rõ nét hơn 40%, hình ảnh sắc nét hơn so với loại máy quay thông thường. Thế nên có thể đem lại cho khán giả những trải nghiệm chân thực hơn khi xem phim.
Được điểm cộng về mặt máy quay nhưng hình ảnh và logic về tổng thể của cả bộ phim lại đều có vấn đề. Ví dụ như khi mới mở màn, cảnh Tần Phong và Đường Nhị tới sân bay vô cùng hỗn loạn, có thể là do đạo diễn muốn thông qua cảnh này để tạo ra cảm giác tấu hài trong sự hỗn loạn. Tuy nhiên, khi nhìn trên màn ảnh rộng lại khiến người xem bị hoa mắt, cũng bởi việc chuyển cảnh quá nhanh, ống chính xoay đi xoay lại nhiều lần, hình ảnh hỗn độn, không có trung tâm, không có trọng điểm của thị giác, chỉ còn lại sự hỗn loạn, rối mắt.
Những câu hỏi suy luận lại không có độ khó như “3 người có 2 cái bánh mì thì chia thế nào?”. Đối với những người có chút tìm hiểu về suy luận logic mà nói thì khi đọc câu hỏi này đều biết là giết 1 trong 3 người. Điều quan trọng nhất trong phần 3 này đáng lẽ nên là vén màn bí mật, giống như trong phim “Căn hộ tình yêu 5” vậy, chỉ là để cho khán giả một lời giải thích, cho khán giả một đáp án mà thôi.
Vốn dĩ trọng điểm của bộ phim đáng lẽ là phá vụ án giết người trong phòng kín nhưng đa phần lại nằm ở việc đánh đánh giết giết, đấu đá lẫn nhau. Những diễn viên này không thể nào giống như Thành Long đánh võ mà ra được phim hài, thế nên những cảnh đánh đấm này trông rất nhạt và cứng. Trước khi đánh cũng không có khúc dạo đầu làm tiền đề khiến logic không được móc nối. Ví dụ như cảnh đánh lộn ở sân bay gần như đều diễn ra một cách khó hiểu.
Hơn nữa, ở 2 phần trước không khiến người xem có cảm giác như dùng lực quá mạnh, nhưng trong phần 3 này lại có. Trong đó Đường Nhị và thám tử Tần Quốc là hai người có biểu hiện rõ rệt nhất, dường như họ đang cố dùng sức mạnh hơn để cứu vãn kịch bản thất bại.
Theo lý mà nói, nếu như Anna là hung thủ, vậy thì không nên quá bắt mắt ở phần đầu. Ví dụ như cô có thể là một vai diễn phụ âm thầm lặng lẽ, là nhân vật không ai chú ý tới, nhưng trong cảnh ở cuộc họp trong phòng kín, Anna nhiều lần được vào giữa khung hình. Hơn nữa sau khi điều tra vụ án cũng tiếp tục lộ diện, khiến người xem khó mà bỏ qua sự tồn tại của cô.
Từ khi vụ án bắt đầu thì đã cho hung thủ xuất hiện nhiều trước ống kính, thế nên gần như không có chút hồi hộp và thần bí, khán giả cũng hoàn toàn nắm được tiết tấu phá án, chỉ đến nửa tập phim, khán giả đã biết được đáp án khiến nửa sau của bộ phim hoàn toàn nhạt và không có gì đặc sắc.
Cuối cùng, mong rằng “Thám tử phố Tàu 4” có thể có tiến bộ hơn trong logic và tình tiết, giảm bớt những thủ pháp “cố ý” làm giảm chất lượng bộ phim, làm tự nhiên hơn một chút để lấy lại đánh giá tốt từ khán giả.