Trẻ sơ sinh thức nhiều vì sao? Có đáng lo không?

Nuôi dạy con 04/05/2021 11:39

Trẻ sơ sinh thức nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ. Đặc biệt là khi ngủ ít hơn 16 giờ mỗi ngày sẽ rất đáng lo ngại, nguyên nhân có thể là do bản thân trẻ có vấn đề hoặc do tác nhân bên ngoài.

Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Thông thường, trẻ sẽ dành cả ngày lẫn đêm để ngủ và chỉ thức dậy xen kẽ giữa các lần bú. Chính vì vậy, để xác định được trẻ sơ sinh thức nhiều hay ít, có đủ giấc hay không thì các mẹ cần nhìn vào tổng thời gian ngủ của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hơn 10 tiếng một ngày, điều này chứng tỏ trẻ đang gặp tình trạng ngủ ít, thức nhiều. 

tre so sinh thuc nhieu
Trẻ sơ sinh thức nhiều không tốt cho sự phát triển trí tuệ và thể chất

Vì sao trẻ sơ sinh thức nhiều giờ liền?

Trẻ sơ sinh ngủ ít, thức nhiều giờ liền có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa, là một người mẹ - bạn cũng cần quan tâm sát sao, chú ý đến trẻ nhiều hơn. Đồng thời tìm hiểu rõ ngọn ngành lý do tại sao con thức nhiều. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể, hiệu quả, không làm cản trở quá trình phát triển thể chất trí tuệ của trẻ. 

Theo các chuyên gia, có 4 nguyên nhân trẻ sơ sinh thức nhiều, ngủ ít. Mẹ chỉ cần tinh ý một chút là đã nhận ra được những nguyên nhân này. 

Ồn ào từ môi trường xung quanh 

Một trong những bí quyết để trẻ ngủ ngon, ít bị thức giấc đó chính là không gian ngủ phải yên tĩnh. Khi mọi thứ xung quanh tĩnh lặng sẽ tác động tích cực lên cả tinh thần và thể chất. Âm thanh, tiếng ồn giảm xuống mức thấp nhất, trẻ dễ chìm sâu vào giấc ngủ. 

tre so sinh thuc nhieu 1
Trẻ sơ sinh thức nhiều có thể do môi trường ồn ào

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tiếng động, tiếng ồn, dù là rất nhỏ. Vì vậy, nếu không gian ngủ luôn xuất hiện những tiếng ồn hoặc tiếng động bất ngờ thì trẻ sẽ dễ bị giật mình tỉnh giấc, có thể thức liên tục trong nhiều giờ. 

Bên cạnh đó, nếu phòng ngủ quá sáng hoặc không gian ngủ bị gò bó hoặc bí bách, nóng nực… đều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Như vậy sẽ dẫn tới tình trạng trẻ ngủ ít, thức nhiều hơn so với bình thường.

Tã bị bẩn và ẩm ướt

Hiện tại mặc bỉm cho bé là cách hiệu quả để hạn chế được việc tè dầm ra giường ở giai đoạn sơ sinh. Giúp mẹ dọn dẹp và vệ sinh nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thì cũng gây nên một số ảnh hưởng nhất định. Mặc bỉm trong thời gian dài bé dễ bị hăm háng. Hơn thế nữa, khi quên thay tã bé sẽ khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ thức nhiều, hay cáu kỉnh, khó chịu và làm nũng mẹ. 

Trẻ bị đói

Trẻ sơ sinh thường rất nhanh đói, bởi dạ dày rất nhỏ. Do đó, trẻ cần được bú nhiều cữ trong ngày để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Sau khi được bú no bé sẽ tiếp tục ngủ và ngủ sâu giấc. 

tre so sinh thuc nhieu 3
Trẻ bị đói hoặc sốt cũng sẽ thức giấc, ngủ ít

Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu như liếm môi, thè lưỡi, mút môi, lưỡi, tay hoặc liếm bàn tay và ngón tay, miệng đóng mở thường xuyên, vùi đầu vào ngực của người đang bế ẵm… Điều này chứng tỏ trẻ đang đói và cần được cho bú. Tuy nhiên, nếu mẹ không nhận ra những dấu hiệu này thì lúc này em bé sẽ giận dỗi, khóc lóc và thức nhiều. Như vậy sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề, khiến cho mẹ và bé đều căng thẳng. Do đó, mẹ cần chú ý hơn về các dấu hiệu đòi bú của trẻ, để kịp thời cung cấp dinh dưỡng và giúp giải tỏa được cơn đói, giúp cho em bé bình tĩnh và dễ dàng ngậm bú vú mẹ. 

Nguyên nhân từ bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ thức nhiều, ngủ ít có thể là do một số bệnh lý gây ra như thiếu chất như canxi, kẽm… Hay ốm, cảm sốt... Đây cũng là tác nhân gây nên tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Lúc này, cần đưa trẻ đến bệnh viện nhi để được bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. 

Trẻ sơ sinh thức nhiều có ảnh hưởng gì không? 

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Nếu ngủ đủ giấc và ngủ sâu thì sẽ giúp trẻ tăng khả năng tập trung, luôn tỉnh táo và thông minh. Trẻ sẽ luôn phấn khởi, hoạt bát, tăng trưởng chiều cao tốt hơn. Thông thường, những em bé ngủ đủ giấc, điều độ thì sẽ có chiều cao lý tưởng. Bởi vì trong thời gian ngủ, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển xương, giúp trẻ cao lên tự nhiên. 

Ngược lại, nếu trẻ ngủ không đủ giấc thường sẽ mệt mỏi, phản ứng chậm, không tích cực với các tương tác xã hội. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, thức nhiều, thiếu ngủ có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý béo phì, mất tập trung, mệt mỏi, rối loạn hành vi. Trẻ dễ rơi vào tình trạng cáu gắt, bốc đồng và trở nên quá hiếu động.

tre so sinh thuc nhieu 4
Hãy cho bé bú đủ cữ để ngủ ngon và đủ giấc

Do đó, những tuần đầu sau khi sinh, mẹ cần đảm bảo cho trẻ ngủ từ 18-20 giờ vào bất cứ lúc nào trong ngày. Vài tuần sau đó, thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 16 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ thường không liên tục, ngắt quãng bởi dạ dày trẻ thường nhỏ không thể chứa được nhiều thức ăn. Do đó, sau hai đến ba tiếng trẻ sẽ thức giấc để bú đầy bụng và tiếp tục chìm vào giấc ngủ. 

Trong quá trình phát triển của trẻ, giai đoạn sơ sinh là thời điểm cần thời gian ngủ nhiều nhất. Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, đừng bỏ rơi bé hoàn toàn, không nên tách biệt không gian ngủ của bé với bố mẹ ngay lập tức. Thay vào đó hãy từ từ giảm bớt thời gian ở bên cạnh bé mỗi đêm. Không để bé ngủ một mình cho đến khi bé được 6 tháng tuổi mẹ nhé. Vì vậy, khi thấy trẻ thức nhiều, ngủ ít, mẹ cần có biện pháp can thiệp kịp thời để con ngủ đủ giấc, đảm bảo quá trình phát triển diễn ra bình thường. 

Làm gì khi trẻ sơ sinh thức nhiều? 

Mẹ cần quan sát kỹ về thời gian ngủ của trẻ. Khi con không ngủ đủ thời gian cần thiết thì cần tìm hiểu xem là do nguyên nhân gì gây ra. Nếu thuộc về vấn đề sức khỏe thì cần đưa bé đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau để giúp trẻ ngủ sâu giấc và không còn thức nhiều. 

  • Cố gắng tạo điều kiện môi trường tốt cho phòng ngủ, ánh sáng vừa phải, hạn chế  tiếng ồn, vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ phòng luôn nằm trong khoảng 26 - 28 độ C.
  • Cho con bú đủ cữ. Cho bú khoảng 8-10 lần/ngày, tương đương 600 - 900ml sữa mỗi ngày, có nghĩa là khoảng 90-150ml sữa/lần bú. 
  • Đảm bảo thay tã thường xuyên để bé được khô thoáng, ngủ ngon giấc. 
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ thức nhiều, quấy khóc khi bị thiếu canxi. Do đó, nếu sữa mẹ quá nghèo nàn thì mẹ cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của bản thân, đồng thời cần tắm nắng cho trẻ đều đặn để tăng cường canxi cho trẻ.
tre so sinh thuc nhieu 5
Môi trường yên tĩnh, bú no trẻ sẽ ngủ ngon giấc

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các mẹ biết được trẻ sơ sinh thức nhiều có sao không? Thức nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Do đó, bố mẹ hãy điều chỉnh cảm xúc, tạo ra cảm giác an toàn và được bảo vệ để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Còn nếu cảm thấy quá lo lắng về việc con mình thức nhiều, ngủ ít thì có thể lắng nghe thêm lời khuyên từ chuyên gia y tế nhé. 

Trẻ sơ sinh ngủ có 3 hiện tượng này hãy nhanh chóng đánh thức dậy, nếu chậm trễ sẽ hại bé

Quy luật ngủ của trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bú sữa, ngủ không đủ giấc và ngủ quá nhiều cũng đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ.

TIN MỚI NHẤT