Thứ tự mọc răng của trẻ đều như nhau và sẽ kéo dài khoảng 2 năm. Việc mọc răng không chỉ hỗ trợ trẻ nhai thức ăn và phát âm mà còn giúp xương phát triển đầy đủ, dành chỗ cho răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, trong quá trình mọc, mẹ cần chăm sóc răng sữa của trẻ thật cẩn thận.
- Làm gì khi trẻ mọc răng không đúng thứ tự?
- Bỏ túi ngay 4 mẹo dân gian đơn giản giúp trẻ mọc răng không bị sốt
Từ 6 tháng đến 2 tuổi là thời gian để bé hoàn thiện hàm răng hoàn chỉnh trên khuôn miệng. Giai đoạn này bé có nhiều thay đổi về sức khỏe, sức đề kháng có dấu hiệu giảm sút. Do đó, dễ mắc các bệnh cơ hội như nhiễm nấm Candida, viêm phổi, bệnh lao… Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến thứ tự mọc răng ở trẻ nhỏ và những thay đổi bất thường để có cách chăm sóc phù hợp.
Trẻ mọc răng theo thứ tự như thế nào?
Mọc răng là quá trình bộ răng đầu tiên của bé được nhú ra từ nướu và trồi lên. Số răng của trẻ thông thường bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bình thường, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc vào lúc được 6 tháng tuổi. Thứ tự mọc răng của bé bắt đầu từ hàm dưới trước, theo một trình tự nhất định.
Từ 6-10 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
8-12 tháng tuổi: Mọc thêm 2 chiếc răng cửa hàm trên. Khi 2 chiếc răng thỏ này mọc trông bé nhà bạn rất dễ thương, đáng yêu vô cùng, nhìn là muốn cưng nựng ngay.
9- 13 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ tiếp tục mọc thêm 2 cái răng cửa hàm trên. Vậy là hàm trên của bé đã hoàn thiện được 4 chiếc răng cửa. Quá trình nhai nuốt, mầm thức ăn của bé cũng đã bắt đầu trở nên dễ dàng hơn.
Từ 10-16 tháng tuổi: Trẻ sẽ tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa dưới. Vào thời điểm này, bé nhà bạn đã có nhiều răng và vô cùng tự tin khoe được khá nhiều răng khi cười.
13-19 tháng tuổi: Thời điểm này những chiếc răng hàm bắt đầu mọc. Răng hàm trên sẽ mọc trước, nằm ở vị trí lùi về phía trong, cách một đoạn so với răng cửa. Đến 14-18 tháng tuổi, bé sẽ tiếp tục mọc 2 răng hàm dưới, song song với 2 răng hàm trên. Lúc này mẹ cần chú trọng vào công tác chăm sóc răng miệng cho trẻ cần bổ sung flo và phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Khi trẻ được 16-22 tháng tuổi: Hai chiếc răng nanh hàm trên bắt đầu mọc, lấp đầy vị trí đang được bỏ trống. Hàm răng của bé bắt đều và nhìn rất đẹp. Hai chiếc răng này được một số nơi gọi là răng chó. Sở dĩ như vậy là do hình dáng của nó khá nhọn, giống như răng nanh của con chó.
17-23 tháng tuổi: Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện và mọc đối xứng với hai răng nanh hàm trên. Hàm răng của bé bây giờ đã khá đầy đủ. Trông rất đẹp vì răng sữa bao giờ cũng trắng hơn răng vĩnh viễn rất nhiều.
Đến thời điểm trẻ được 23-31 tháng tuổi, hai răng hàm phía dưới tiếp theo sẽ mọc lên. Ở giai đoạn này bé đã quen với cảm giác mọc răng nên không quấy khóc quá nhiều.
Từ 25-33 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc. Đến khi trẻ được 3 tuổi sẽ có nụ cười vô cùng rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Tuy nhiên, những chiếc răng sữa này chỉ là răng tạm thời. Đến khi bé được 6 tuổi trở lên, răng sữa sẽ bắt đầu tiêu và lung lay để cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thông thường khi hết 12 tuổi bé sẽ mọc đủ 32 răng cố định.
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng sữa
Trước khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, mẹ sẽ thấy trẻ có những dấu hiệu như là lợi của bé đỏ và sưng to, sốt nhẹ, lười ăn, khóc quấy, sút cân. Điều này khiến nhiều mẹ stress nặng, vì phải chăm sóc bé suốt và không có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải giữ thái độ bình tĩnh để chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng.
Thời điểm này, bạn nên chăm sóc, vỗ về, thay đổi chế độ ăn, thay bằng bột, sữa, cháo loãng để phù hợp với bé. Bởi khi mọc răng trẻ sẽ cảm thấy ngứa nướu, đau nướu và sốt. Khi ngứa nướu, trẻ hay nghiến răng, nghiến lợi, chảy nước dãi, lúc này mẹ hãy cho trẻ nhai núm vú giả để bớt khó chịu.
Khi trẻ sốt, mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol dành cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Sau đó hãy dùng khăn lạnh, sạch cho bé nhai. Nhưng với trường hợp trẻ sốt cao, viêm nhiễm vùng nướu thì lúc này bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được điều trị và nhanh chóng giảm đau và sưng viêm cho trẻ.
Với những bé khi mọc răng có những biểu hiện đi phân loãng, sệt 3-4 lần /ngày và kéo dài trong vòng khoảng 3-7 ngày thì mẹ hãy cho bé ăn uống bình thường. Sau khi ăn nên cho bé uống một ít nước tráng miệng, ngoài ra có thẻ lấy khăn mềm lau răng hoặc đánh răng để giúp bé cảm thấy thoải mái, làm giảm được sự khó chịu khi nướu đang bị sưng. Mẹ nên làm thường xuyên, nhiều lần trong ngày cho bé.
Nhưng với những bé khi mọc răng bị tiêu chảy, phân nhiều nước, đi ngoài nhiều lần, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện. Bởi có thể nguyên nhân do căn bệnh khác ngoài mọc răng gây ra.
Bé mọc răng chậm có sao không?
Thông thường, bé mọc răng chậm hay sớm không quan trọng. Bởi có bé mọc răng rất sớm, trước khoảng thời gian thông thường. Nhưng cũng có trường hợp mọc răng chậm. Các mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bởi đôi khi chỉ là do cơ địa, cấy trúc răng hoặc do di truyền. Vì vậy mà bé chậm mọc răng hơn những trẻ cùng trang lứa. Mặc dù mọc răng sớm, trễ hay mọc đúng thời gian thì thứ tự mọc răng của trẻ trên hai hàm đều như nhau, vẫn tuân theo một trật tự nhất định.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một điều, nếu trẻ được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc cái răng nào thì nên đưa trẻ tới nha khoa để các bác sĩ khám và can thiệp xử lý kịp thời. Bởi đây có thể là biểu hiện do trẻ bị thiếu Canxi nên chậm mọc răng.
Nếu không có biện pháp can thiệp, trẻ chậm mọc răng quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như:
- Răng vĩnh viễn mọc lệch do răng sữa mọc quá chậm. Hàm răng của trẻ sẽ rất xấu, mất thẩm mỹ.
- Đôi khi xảy ra trường hợp răng vĩnh viễn mọc cùng lúc với răng sữa tạo thành “hàm răng đôi”. Hệ quả là răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho bé có hai hàm răng, ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của hàm răng và chức năng nhai của bé.
- Viêm quanh thân răng do răng vẫn nằm dưới bề mặt nướu. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Trẻ có thể bị sâu răng nhiều chiếc cùng lúc.
Để cải thiện tình trạng này thì ngay từ giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ cần ăn uống đa dạng, đủ chất. Đặc biệt cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin C, D... cho thai nhi được phát triển toàn diện nhất có thể. Đồng thời, bạn cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, cần cung cấp sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo...
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng hãy áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn. Ví dụ như cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng từ lúc 1 tháng tuổi, duy trì liên tục hàng ngày cho đến khi trẻ biết đi. Trung bình mỗi ngày tắm nắng khoảng 15-30 phút. Những trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.
Thời kì bé mọc răng luôn là khoảng thời gian mệt mỏi với cha mẹ và bé. Vì thế, bạn hãy nắm rõ thứ tự mọc răng của trẻ, lưu lại những khoảnh khắc dễ thương của bé với những chiếc răng sữa đầu tiên để có động lực đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này.