Hai đứa trẻ sinh liền nhau sẽ gây ra không ít khó khăn cho người làm ba,mẹ. Cùng tham khảo bài viết sau để có thêm kinh nghiệm cho bản thân nhé!
- ‘Trà xanh’ có cao tay cỡ nào cũng phải nể sợ tuýp người phụ nữ sau
- Điểm danh 3 cặp vợ Việt - chồng Tây: Nhan sắc và tài năng đều 'không phải dạng vừa', mỗi lần xuất hiện dân mạng 'đổ đứ đừ'
Không nên chỉ tập trung vào bé nhỏ
Người lớn thường có quan điểm bé nhỏ hơn phải được quan tâm nhiều hơn. Điều đó là hợp lý, nhưng chuyện cha mẹ, ông bà chỉ chú ý một mình bé em mà bỏ mặc bé lớn là cách hành xử hết sức sai lầm. Phân biệt đối xử sẽ gây nên tâm lý ganh tỵ và oán giận khiến cho anh/chị nảy sinh đố kỵ, ghen ghét em.
Đừng xem nhẹ lời nói của người ngoài
Khi có em, những bé anh/chị thường phải nghe những lời nói bông đùa từ người lớn như: “ra rìa rồi nhé”, “ba mẹ có em hết thương con rồi”,... Mỗi khi nghe thấy bất cứ ai nói lời này ba mẹ phải đính chính ngay: “Không đâu dì ơi, thương con lắm không ra rìa đâu nhé!” Tuyệt đối đừng để những lời nói vô tình gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý con trẻ.
Đừng để những người hàng xóm “duyên dáng” này chia rẽ tình cảm mẹ con bạn nhé!
Không nên tập cho cả hai con chỉ biết đòi mẹ
Người mẹ rất hay bị ám ảnh về nghĩa vụ làm mẹ của mình và thậm chí không tin tưởng bất kì ai trong việc chăm nuôi con trẻ ngay cả khi đó là chồng là cha mẹ mình. Đừng nên quá cầu toàn, hãy tập cho con làm quen với những người thân khác trong gia đình. Để bé không có tâm lý bắt buộc phải có mẹ, từ đó giúp bạn giảm bớt gánh nặng và có thêm thời gian chăm con nhỏ.
Tập cho bé chịu chơi với những người thân khác trong gia đình cũng là cách giúp trẻ bớt nhút nhát
Đừng nên quá khắt khe với bé lớn
Thêm một thành viên nữa là kéo theo bao nhiêu gánh nặng, bao nhiêu công việc không tên khác khiến người làm ba mẹ dễ bị căng thẳng và cáu gắt. Sẽ khó có thể tránh những trường hợp khi bé nhỏ đang quấy khóc, bé lớn lại ăn vạ đòi mẹ chơi cùng. Những lúc thế này thay vì nóng giận chửi mắng, đánh đập con. Mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, tìm cách thỏa hiệp với bé lớn để giúp em hiểu ra vấn đề và cho bạn thêm chút thời gian dỗ em.
Dù sao con vẫn là một đứa trẻ, ba mẹ đừng vị sự nóng giận nhất thời làm ảnh hưởng tâm lý con
Tập cho bé lớn làm quen với sự có mặt của em và thích thú với vai trò làm anh/chị
Đừng nghĩ anh/chị còn nhỏ mà không giúp ích được gì trong việc chăm sóc em nhé. Ba mẹ hãy tạo sợi dây liên kết cho hai con bằng việc nhờ bé lớn giúp đỡ những việc nhỏ nhặt trong lúc chăm em như: lấy tả, lấy bình sữa, chơi với em,... Khi bé lớn một chút có thể tập bé cho em uống nước, ăn bánh hoặc thậm chí đút cơm cho em,... Sau những lần chăm em, ba mẹ nên thưởng một món quà nhỏ cho bé lớn, làm cho bé cảm thấy thú vị với việc làm anh chị. Dần dần, bé sẽ thấy mình có trách nhiệm với em và yêu thương em hơn.
Dạy em phải biết tôn trọng anh/chị
Ba mẹ đừng nên xem nhẹ những lần bé em gây lỗi lầm với anh/chị. Thay vì dùng câu nói: “em còn nhỏ kệ nó” thì ba mẹ hãy tập cho em biết nhận lỗi với anh chị từ lúc nhỏ. Nếu bé chưa biết nói, ba mẹ có thể dùng hành động vòng tay bé lại và cúi đầu với anh/chị để ngỏ ý hối lỗi. Khi bé lớn rồi thì dạy bé nói lời xin lỗi và cũng tập cho bé lớn tính bao dung bằng cách chấp nhận tha lỗi cho em.
Ngoài việc dạy anh/chị yêu thương em cha mẹ đừng quên dạy em biết tôn trọng anh/chị
Thường xuyên nói lời yêu thương và dạy con cũng thế
Chẳng có món quà nào tốt hơn cái ôm và những lời nói yêu thương từ ba mẹ. Dù công việc bận rộn đến đâu, ba mẹ cũng nên dành ra vài phút để hôn trán con, nhắc với con ba mẹ yêu con đến mức nào. Đối với em cũng thế, hãy tập cho anh/chị ôm và nói những lời yêu thương với em và ngược lại tập cho các em nhỏ biết gật đầu khi được hỏi “con có thương anh/chị không?”.
Hạnh phúc đến từ những điều giản đơn