Hiện tại, dù chỉ mới 14 tuổi nhưng cô bé đã sở hữu chiều cao 1m72, có dấu hiệu phát triển hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra, thành tích học tập 'khủng' khiến ai cũng nể.
- Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
- Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ vui chơi ngoài trời
Không chỉ nổi bật về ngoại hình, ái nữ nhà Hoa hậu Phương Lê còn có thành tích học tập khủng khiến ai cũng ngưỡng mộ. Mới đây, Hoa hậu Phương Lê đã đăng tải hình ảnh giấy khen của con gái Victoria trên trang cá nhân. Chia sẻ về thành tích của ái nữ, nàng hậu tự hào: “Cô ấy được giấy khen toán. United Kingdom Mathematics Trust này là dành cho lớp 10 và 11. Trong khi cô ấy đang lớp 9. Victoria 14 tuổi, cao 1m72. Mẹ em hạnh phúc lắm”.
Được biết United Kingdom Mathematics Trust là một cuộc thi chứng chỉ sáng kiến của Tiến sĩ Tony Gardiner nghĩ ra vào năm 1987 và được điều hành dưới tên gọi Toán học Vương quốc Anh. Theo như chia sẻ của Hoa hậu Phương Lê, năm nay con gái cô chỉ mới lớp 9, song cô bé đã giành được giải Đồng trong cuộc thi này ở hạng mục phần lớn dành cho học sinh từ lớp 10 hay 11.
Với thành tích vượt trội của này, nhiều người đã không giấu được sự bất ngờ. Cư dân mạng cũng để lại nhiều lời chúc mừng đến hai mẹ con nàng hậu: “Em bé giỏi quá, làm cha mẹ chỉ nhiêu đó đã thấy mãn nguyện rồi”, “Niềm hạnh phúc của cha mẹ là ở đây. Chúc mừng cháu, vừa xinh đẹp vừa học giỏi”,...
Ngoài khoe thành tích học tập ấn tượng của con gái, người đẹp 7X cũng khiến cộng đồng mạng xuýt xoa khi chia sẻ hình ảnh về ái nữ. Trong ảnh, Victoria thu hút với gương mặt hiền lành, trong sáng cùng nụ cười phúc hậu. Càng lớn, Victoria được nhận xét càng giống mẹ y đúc và ra dáng thiếu nữ.
Không chỉ sở hữu ngoại hình và học lực tốt, Victoria cũng đã thử sức đi làm cùng mẹ khi chỉ mới 13,14 tuổi. Và cô bé nhanh chóng được bà mẹ đơn thân khen ngợi là CEO trẻ tuổi nhất Việt Nam, năng nổ, hoạt bát và rất phong cách.
Cách để con cao lớn vượt trội
Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, trung bình, một đứa trẻ bình thường từ 1 tuổi đến giai đoạn tiền dậy thì, chiều cao sẽ tăng thêm khoảng 5cm/năm. Từ tiền dậy thì đến dậy thì, chiều cao có thể tăng 10 – 12cm/năm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chiều cao của mỗi trẻ là không giống nhau. Tương tự, sự phát triển chiều cao ở nữ giới thường sẽ nhanh hơn vào những năm đầu của tuổi dậy thì còn ở nam giới thì sẽ tăng đều đặn trong suốt những năm dậy thì. Chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm hơn, khó tăng hơn sau giai đoạn dậy thì.
ADN là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của bạn mà không thể can thiệp được. Bên cạnh đó, để phát triển chiều cao, tạo xương, cơ thể còn tăng sản xuất các loại hormone như hormone tăng trưởng, hormone tuyến yên, hormone giới tính (testosterone và estrogen).
Các yếu tố như thời lượng giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt, môi trường sống,… cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và chiều cao. Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, tăng sản xuất hormone tăng trưởng từ đó giúp tăng chiều cao. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 8 – 10 cốc nước mỗi ngày, còn nếu bạn thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời, bạn nên uống khoảng 10 – 12 cốc nước mỗi ngày để duy trì lượng nước vừa đủ cho cơ thể.
Bên cạnh các biện pháp cải thiện chiều cao nhanh chóng, bố mẹ nên chú ý các vấn đề sau:
- Việc cải thiện chiều cao là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì cao.
- Cận thực thiện kết hợp nhiều cách tăng chiều cao, đặc biệt là ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
- Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao rõ rệt và nhanh chóng nhất, do đó, cơ thể cần bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng như canxi, vitamin D3, MK7 để tăng sản xuất hormone tăng trưởng.
- Bố mẹ không nên tạo áp lực, đặt quá nhiều mong muốn vào trẻ.
- Tránh cho trẻ mặc quần áo quá chật ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, lưu thông máu.
Cách giúp con học tập tốt
Dạy trẻ cách học
Mới đầu, trẻ sẽ bối rối với bài tập về nhà, không biết nên bắt đầu từ đâu. Phụ huynh hãy chỉ cho trẻ từng bước hoàn thành một bài tập cụ thể và giải thích về hậu quả của việc không tuân theo hướng dẫn đó. Bạn cũng có thể viết các bước cần thiết ra tờ giấy ghi chú và dán lên bàn học để trẻ dễ nhớ.
Đồng thời, bạn hãy giúp con hiểu được rằng không nên bỏ dở bài tập mà phải làm đến cuối. Sử dụng tài liệu tham khảo và bách khoa toàn thư để tìm kiếm thông tin sẽ tốt hơn lướt Internet vì con sẽ không bị phân tán tư tưởng bởi những thứ không cần thiết.
Dạy trẻ ý thức về thời gian
Trẻ thường không có khái niệm về thời gian. Chúng không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua và còn bao nhiêu thời gian để làm việc gì đó. Đầu tiên, bạn hãy cố gắng ước lượng bằng khoảng thời gian làm những việc quen thuộc như xem phim hoạt hình, ăn tối, dọn phòng, để con dễ hình dung. Chẳng hạn, làm bài tập về nhà sẽ tốn một khoảng thời gian như khi đưa thú cưng đi dạo.
Sau đó, bạn hãy đặt báo thức khi con bắt đầu làm bài tập về nhà. Việc này giúp trẻ học nghiêm túc hơn và không trì hoãn.
Tạo không gian học tập thích hợp
Không gian trẻ ngồi làm bài ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả. Khu vực này nên có đủ ánh sáng, trang bị những dụng cụ học tập cần thiết và bỏ qua mọi thứ có thể gây xao nhãng.
Nếu trẻ có em trai hoặc em gái, bạn hãy đảm bảo chúng không quấy rầy anh hoặc chị khi đang làm bài tập.
Dạy trẻ thiết lập ưu tiên
Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cách vạch ra những thứ quan trọng, không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi làm bài tập về nhà, trẻ cần lưu ý những điều sau:
- Có bao nhiêu bài dễ hiểu và khó hiểu.
- Bài tập nào tốn nhiều thời gian và bài tập nào tốn ít thời gian.
- Bài tập nào có thể tự làm và bài tập nào cần sự giúp đỡ.
Nhờ đó, trẻ sẽ xử lý những bài dễ rất nhanh, biết cần tìm thêm thông tin cho bài nào và để dành bài nào để hỏi bố mẹ sau cùng. Thói quen này cũng giúp trẻ quản lý thời gian tốt hơn trong giờ kiểm tra.
Tạo động lực
Phụ huynh đừng coi nhẹ những thành tích con đạt được trong học tập, hãy khen ngợi và thưởng cho sự nỗ lực của con.
Nếu có con ở độ tuổi tiểu học, bạn có thể viết các nhiệm vụ lên một mẩu giấy (dọn giường, làm bài tập về nhà, đi đổ rác) và ngày trong tuần tương ứng với nhiệm vụ đó. Với mỗi nhiệm vụ hoàn thành, bạn thêm một dấu cộng vào bên cạnh. Số dấu cộng tổng kết vào cuối tuần sẽ được quy đổi thành một buổi đi xem phim hay trượt patin với cả nhà.
Dạy trẻ lên tiếng và đặt câu hỏi khi cần
Nhiều đứa trẻ cảm thấy ngại ngùng hoặc chỉ đơn giản là không biết nên đặt câu hỏi như thế nào ở lớp. Giai đoạn thay đổi môi trường từ mẫu giáo lên tiểu học có thể khiến chúng bối rối hơn. Bố mẹ nên dạy trẻ thể hiện suy nghĩ cá nhân, trò chuyện với giáo viên và không ngại đặt câu hỏi, thậm chí hỏi đi hỏi lại nhiều lần để hiểu sâu sắc vấn đề.