Bé trai 10 tuổi học tập đến mức suy kiệt, co giật toàn thân, đến khi nhập viện vẫn bị nghĩ không sao khiến nhiều người 'phẫn nộ'

Nuôi dạy con 01/08/2023 16:10

Vì luôn mong muốn con học thật tốt, nên người mẹ đã đăng ký và nhắc nhở con học thêm. Khi thấy con có những biểu hiện 'khác thường', người mẹ vẫn cho rằng không sao khiến nhiều người phẫn nộ.

Mới đây, bài đăng chia sẻ trên Báo Phụ nữ Pháp luật cho biết một cậu bé 10 tuổi (TQ) đang học lớp 4 rất thông minh và học rất giỏi. Tuy nhiên do bố mẹ đặt nặng vấn đề thành tích học tập của con cái nên cậu có những biểu hiện mắc bệnh nghiêm trọng.

Theo đó, mỗi ngày cậu phải hoàn thành bài tập về nhà, các bài tập phụ do mẹ đặt ra. Đồng thời, lần nào không đạt được vị trí dẫn đầu trong các kỳ thi, thì sẽ ngay lập tức chịu cơn quát mắng, chì chiết từ bố mẹ.

Vài ngày trước, khi Hạo được mẹ nhắc nhở vào phòng làm bài tập, thì đột nhiên cậu bé có biểu hiện co giật toàn thân, sau đó ngã xuống đất. Người mẹ chứng kiến cảnh tượng này mà sợ khiếp vía, vô cùng hoảng vì không biết con trai bị gì, tuy nhiên được vài phút thì Bách Hạo liền trở lại trạng thái bình thường. Điều này đã khiến người mẹ tỏ ra chủ quan, nghĩ rằng con trai không xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng.

Bé trai 10 tuổi học tập đến mức suy kiệt, co giật toàn thân, đến khi nhập viện vẫn bị nghĩ không sao khiến nhiều người 'phẫn nộ' - Ảnh 1
Cậu bé bị co giật toàn thân. Ảnh: Đời sống gia đình 

Mãi sau đó, khi sự việc xảy ra nhiều lần, tình trạng ngày càng nghiêm trọng, cậu bé được đưa đến bệnh viện. Tại đây, cậu bé được chẩn đoán mắc chứng cuồng loạn (hay còn gọi là rối loạn chuyển đổi phân ly) do áp lực quá lớn. Tuy nhiên, người mẹ vẫn thản nhiên đề cập đến việc học hành, còn kiểm tra khả năng ghi nhớ bảng cửu chương trong thời gian con trai nhập viện khiến nhiều người vô cùng bức xúc.

Biết rõ lí do, bác sĩ buộc phải giữ cậu lại bệnh viện và chăm sóc Sau khi được chữa trị tích cực, tình trạng của Hạo cải thiện rất đáng kể, chứng mất ngủ của cậu bé dần mất đi. Bách Hạo cao thêm 2 cm và tăng 4 kg so với trước đây. Ngày gần xuất viện, bác sĩ phụ trách đã có một cuộc nói chuyện riêng với bố mẹ của Hạo, may mắn thay, bố mẹ của cậu bé đã nghiêm túc suy ngẫm và nhận ra sai lầm của bản thân. Người mẹ sau khi rời khỏi phòng của vị bác sĩ điều trị cho Hạo, đã vô cùng hối hận, gục xuống hành lang bệnh viện, ôm mặt khóc nức nở.

Bé trai 10 tuổi học tập đến mức suy kiệt, co giật toàn thân, đến khi nhập viện vẫn bị nghĩ không sao khiến nhiều người 'phẫn nộ' - Ảnh 2
Nhận thấy con đã vượt qua bệnh tình, người mẹ vô cùng biết ơn bác sĩ. Ảnh: Đời sống gia đình

 

Cũng theo Báo Gia đình và Xã hội dẫn tin từ Sohu từng chia sẻ câu chuyện đau lòng khiến ai cũng xót xa. Tiểu Linh (8 tuổi) được cha mẹ đăng ký cho tham gia các lớp học thêm, bé gần như không có thời gian nghỉ ngơi và thường xuyên làm bài tập cho đến nửa đêm. Một hôm, sau khi tham gia một buổi học thêm, Tiểu Linh cảm thấy mệt mỏi. Bé muốn nghỉ ngơi nhưng sợ cha mẹ quở trách tội lười biếng, do đó bé đã viết vào mảnh giấy: "Mẹ ơi, con mệt quá. Con ngủ một lát mẹ nhé". Nhìn thấy đèn trong phòng con vẫn sáng, người mẹ đã vào kiểm tra. Hình ảnh con nằm trên bàn ngủ thiếp và mảnh giấy con viết khiến người mẹ cảm thấy đau lòng. Người mẹ lay gọi con dậy để con lên giường nằm ngủ cho thoải mái, nhưng gọi mãi đứa trẻ vẫn không trả lời.

Theo một bài đăng trên Báo Phụ Nữ Việt Nam, con "hóa rồng, hóa phượng" là mong ước của mọi bậc cha mẹ. Chẳng ai muốn con mình thua ngay ở vạch xuất phát. Vì thế, các bậc cha mẹ đều nỗ lực giáo dục trẻ từ sớm, dạy trẻ đọc viết từ khi còn rất nhỏ. Việc học tập sớm là nền tảng vững chắc cho tương lai sau này, điều này là hoàn toàn đúng. Nhưng nếu ép con vào khuôn khổ, từ sớm đã bắt con tập đọc, viết chữ với thời gian biểu dày đặc thì liệu có khoa học?

Bé trai 10 tuổi học tập đến mức suy kiệt, co giật toàn thân, đến khi nhập viện vẫn bị nghĩ không sao khiến nhiều người 'phẫn nộ' - Ảnh 3
Một bé gái vì áp lực học tập mà qua đời. Ảnh: Internet

Câu trả lời là "Không". Theo Tiền Phong, chia sẻ những góp ý quý báu của PGS. TS Huỳnh Văn Sơn về vấn đề ép con học nói chung và ép trẻ học hè nói riêng sẽ khiến các cháu giảm hứng thú, xuất hiện tâm lý sợ học, chán học. Từ đó, trẻ không còn cảm nhận niềm vui đi học, giảm hứng khởi, thiếu sự sáng tạo. Trẻ cũng có thể đẩy mình vào thế căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi với những áp lực học tập.

Nhiều khi, cha mẹ không thấu hiểu nhu cầu của con cái và ngược lại. Cha mẹ muốn nhưng trẻ lại không, trẻ cần nhưng cha mẹ không đáp ứng. Điều đó có nguy cơ phá vỡ mối quan hệ thân tình, phá vỡ sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái. lâu dài, trẻ cảm thấy dễ bị stress, cảm thấy cha mẹ chính là người gây sức ép cho mình, trẻ sợ đối mặt với bố mẹ, từ đó giữa bố mẹ và con cái thiếu sự chia sẻ là điều rất nguy hiểm.Người lớn “đánh cắp” mùa hè của trẻ là khi bắt con học quá nhiều, không tạo điều kiện để trẻ vui chơi, để trẻ cảm thấy mình đang được nghỉ hè. Hoặc có những phụ huynh nếu không cho con đi học trung tâm thì cũng mời giáo viên hướng dẫn, kèm cặp tận nhà cho con. Điều đó thật kinh khủng đối với những đứa trẻ không thích.

Chính các bậc cha mẹ cần biết mình nên có hành động gì, nên đầu tư thời gian, sự quan tâm của mình dành cho con ra sao. Vì vậy, hãy lựa chọn cho mình cách đầu tư cho con hợp lý thay vì cứ nghĩ phải làm việc để có nhiều tiền, có những tài sản dành cho con.

Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện, các dự án xã hội cần sự giúp sức của cộng đồng và đặc biệt là các hoạt động từ thiện là những gì mà cha mẹ có thể lựa chọn cho con tham gia thay vì để chúng đi học văn hóa hay ở nhà xem ti vi.

 

 

 

 

Tốn hàng chục triệu đồng mỗi lần mang thai chỉ để ăn… đất sét

Kể từ lúc mang thai lần đầu tiên, Dymund Dina bắt đầu có cảm giác thèm ăn đất sét mỗi ngày và số tiền cô đã chi cho món ăn "độc lạ" này lên đến 4.000 bảng Anh, tương đương khoảng 120 triệu đồng.

TIN MỚI NHẤT