Y2K (những năm 2000) có thể được xem là một xu hướng pha trộn cả mới lẫn cũ. Gen Z đang nhiệt tình những items như quần cạp trễ, phụ kiện lấp lánh, túi kẹp nách...
- 'Hot girl M.U' Tú Linh ngày nào giờ đã '1 nách 2 con' nhưng nhan sắc ngày càng đẹp nức nở, không có đối thủ?
- Bé gái khiến cộng đồng mạng ‘cưng xỉu’ vì loạt biểu cảm mếu máo khi đang múa: biết được lí do ai cũng bật cười
Xu hướng "Y2K" bắt nguồn từ đâu?
Xu hướng thời trang liên tục thay đổi nhưng cũng trở lại theo chu kỳ 2-3 thập kỷ, do sự thay đổi thế hệ cũng như việc các nhà thiết kế lấy ý tưởng từ các xu hướng cũ. Giống như phần lớn các xu hướng thời trang khác, Y2K có thể được xem là một phong cách pha trộn cả mới lẫn cũ, vì nó là sự xuất hiện "trở lại" của quần áo cũng như thiên hướng thẩm mỹ từ cuối những năm 90 đầu 2000 và đang hot trở lại từ năm 2019.
Giờ đây, xu hướng thời trang Y2K đang lên ngôi mạnh mẽ nhờ Gen Z. Thời trang hoài cổ không phải hiện tượng mới, nhưng niềm đam mê của thế hệ này với thời trang những năm 2000 không đơn thuần là sự xoay vòng của trào lưu cũ.
Thuật ngữ này từ thuở sơ khai đến từ giới công nghệ, được tạo ra bởi nhà lập trình viên David Eddy vào năm 1995. Vào những thập niên 1990, năm 2000, được nhìn nhận, đồn thổi như một sự cố, một thảm họa dẫn đến tận thế. Sự cố Y2K ấy tạo ra ảnh hưởng vô cùng rộng rãi lên mọi mặt đời sống, từ công nghệ, kiến trúc, nghệ thuật và đặc biệt là thời trang.
Đối với nhiều người, năm 2000 có nghĩa là sự khởi đầu của một kỷ nguyên hoàn toàn mới, thời kỳ thịnh vượng và đối với vài người thì đó là ngày tận thế. Vì vậy, văn hóa vào cuối những năm 1990 được hình thành bởi chủ nghĩa tiêu dùng xa xỉ, tích trữ hàng tồn kho của nhà thiết kế và theo đuổi các xu hướng tương lai thông qua quần áo. Quần áo và trang phục dạo phố từ thời kì này được trang trí kim tuyến lấp lánh, logo của các nhà thiết kế được in to và rõ, váy áo bó sát.
Tại sao "Y2K" hot trở lại?
Thời trang Y2K trở lại từ khoảng năm 2019, bùng nổ mạnh mẽ vào 2 năm sau đó, đúng thời điểm có nhiều biến động xảy ra vì đại dịch. Khi mọi người phải chịu đựng những khó khăn do Covid-19 gây ra trong gần 3 năm liên tiếp, thời trang Y2K nghiễm nhiên trở thành ký ức hoài niệm đối với Gen X và thế hệ Millennial (những người sinh ra trong khoảng từ giữa những năm 1960 đến đầu những năm 1990).
Theo tạp chí L’Officiel, cả millennials và Gen Z đều có xu hướng tìm về với quá khứ, càng chứng minh tính xoay vòng của thời trang.
Đối với thế hệ millennials, những người trưởng thành trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, họ muốn hướng về một xu hướng cũ mình từng trải qua thay vì tạo ra một thứ hoàn toàn mới. Đây cũng được xem là thập kỷ thống trị của những thiết kế tối giản, thân thuộc.
Mặt khác, các chuyên gia cho biết Gen Z lại coi nó là một cách để trải nghiệm một phong cách mới mẻ và thú vị. Gen Z lại muốn những gì sặc sỡ, lấp lánh hơn. Những chiếc kẹp hình bướm màu mè, áo khoác nỉ và kính râm màu - từng là xu hướng cách đây hơn 20 năm - giờ đây tràn ngập mạng xã hội.
Trong khi thế hệ millennials trở về với thời trang thập niên 1990 vì hoài niệm cá nhân, Gen Z còn đến với phong cách Y2K vì khía cạnh thẩm mỹ. Ngày nay, Gen Z được biết đến là thế hệ có nhận thức cao về tính bền vững và bảo vệ môi trường trong thời trang. Với khả năng chi tiêu cho quần áo không “rủng rỉnh” thì xu hướng sử dụng hàng secondhand được người trẻ biết đến là lựa chọn hợp lý.
Xu hướng "Y2K" bùng nổ như thế nào ở hiện tại?
Trên nền tảng mạng xã hội TikTok, các nội dung liên quan tới Y2K xuất hiện với tần suất lớn. Các hashtag liên quan (#y2k, #y2kstyle, #y2KAesthetic, #y2kfashion) đạt lượt xem khổng lồ - 7,7 tỷ. Nền tảng mạng xã hội chia sẻ ảnh Pinterest với hơn 300 triệu người dùng hàng tháng cũng ghi nhận sự tìm kiếm nhiều hơn các chủ đề liên quan đến Y2K
Hòa theo dòng chảy thời trang hiện đại, các thương hiệu lớn như Dior, Gucci, Louis Vuitton, và nhiều hãng khác đã nhanh chóng ra mắt nhiều sản phẩm nổi bật theo trào lưu Y2K.
Khi các xu hướng của thập niên 2000 trở lại mạnh mẽ. Các ngôi sao từ Âu sang Hàn cũng tích cực lăng xê xu hướng này.
Ứng dụng xu hướng thời trang "Y2K"
Các mặt hàng thời trang mang tính biểu tượng của phong cách này bao gồm: quần hoặc váy cạp trễ, quần cạp cao hoặc váy lưng cao, áo len cable-knit (đan theo một kiểu đường vân hoặc họa tiết nhất định, chủ yếu là dạng đường thẳng, lấy cảm hứng từ những đường đan của lưới của ngư dân theo hình kim cương), áo hở eo (crop top), áo khoác varsity (áo khoác bóng chày), cả bộ denim và phối màu sặc sỡ.
Có ý kiến cho rằng những màu sắc và chi tiết này giúp ta cảm thấy bớt nhàm chán. Dù cho lý do có là gì đi chăng nữa thì phong cách Y2K đã trở lại một cách ngoạn mục cũng như xoá nhoà đi ranh giới thời trang trong 2-3 năm gần đây.