Thế nào là quy trình cấp chứng nhận ISO 9001:2015? Cần phải thông qua các thủ tục nào để hoàn thành một chứng nhận cơ bản và đầy đủ nhất? Tất nhiên là phải có hiểu biết về vấn đề thì chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy hãy cùng VINAQUALITY thông qua bài viết để làm rõ vấn đề hơn nhé!
- Top 20 phim Halloween hay nhất thế kỷ 21 đã công chiếu
- Hậu ly hôn, nữ nha sĩ 52 tuổi khoe body bốc lửa trong bộ bikini 'mỏng hơn cọng chỉ' khiến cánh mày râu choáng váng
Chứng nhận ISO 9001 là gì?
Nói theo một cách đơn giản thì nó là một hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, là tiêu chuẩn của một sản phẩm, giúp doanh nghiệp có thể đạt được chất lượng tốt nhất.
Một doanh nghiệp khi được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đã tuân thủ tốt quy tắc về đảm bảo chất lượng và uy tín trong các hoạt động lĩnh vực kinh doanh của mình.
Hiện nay, tiêu chuẩn ISO 9001 thuộc phiên bản mới nhất chính là Tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Đây là tiêu chuẩn mới giúp ích nhiều cho các doanh nghiệp trong công cuộc nâng cao chất lượng quản lý để đạt hiệu quả kinh tế một cách tốt hơn.
Các quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015
Để được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 bạn phải tuân thủ đúng 10 bước sau đây:
Bước 1: Đưa ra quyết định thực hiện
Một doanh nghiệp khi đã xác định xây dựng một hệ thống đạt chuẩn ISO 9001 thì trước tiên phải tìm hiểu về nó như thế nào, sau đó phải đặt ra các yêu cầu cơ bản để làm mục tiêu xem xét.
- Thứ nhất: Nhận định được hiện tại hệ thống chất lượng của doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu về mặt quản lý, giám sát và kiểm tra không?
- Thứ hai: Có cần thiết doanh nghiệp phải theo hướng đạt chuẩn ISO 9001 không?
Bước 2: Chọn người am hiểu để làm đại diện cho công ty
Với tiêu chuẩn ISO 9001, khi một doanh nghiệp muốn đạt chuẩn thì phải đề cử ra một người làm đại diện, người này cũng chính là người làm lãnh đạo chất lượng, chịu trách nhiệm chính. Yêu cầu đặt ra phải là người am hiểu sâu rộng, nắm vững các kiến thức tiêu chuẩn ISO 9001 để có thể đạt được hiệu quả chất lượng tốt nhất khi áp dụng vào hệ thống.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Khi đọc xong yêu cầu và điều khoản của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Doanh nghiệp phải xác định được công ty của mình có thể hay không thể đáp ứng được yêu cầu nào? Còn thiếu sót yêu cầu nào không? Hoặc có muốn thay đổi để đáp ứng yêu cầu đó không? Cần phải vạch ra mục tiêu rõ ràng, chi tiết. Cần phải làm việc gì, làm thế nào? Ai là người phụ trách?
Bước 4: Thông báo trong nội bộ về việc áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001
Sau khi đặt ra mục tiêu hướng doanh nghiệp theo chuẩn ISO, điều thiết yếu chính là các thành viên trong doanh nghiệp phải biết về phương án này. Tất nhiên sẽ có nhiều luồng ý kiến trái chiều đưa ra khi thay đổi hệ thống cũ sang tiêu chuẩn ISO 9001. Và với tư cách là một người lãnh đạo, bạn phải giải thích chi tiết, rõ ràng cho mọi người cùng hiểu.
Bước 5: Viết tài liệu ISO 9001 cho doanh nghiệp.
Với một doanh nghiệp muốn đạt tiêu chuẩn ISO 9001 thì việc viết tài liệu là bắt buộc. Việc viết tài liệu sẽ tốn nhiều thời gian, chất xám. Tuy nhiên, sẽ có những mẫu văn bản giúp bạn tham khảo để viết được tài liệu dễ dàng hơn, phù hợp và chính xác với điều kiện của doanh nghiệp. Sẽ có nhiều mẫu khác nhau tùy vào hạng mục khác nhau, việc lựa chọn các mẫu phù hợp với doanh nghiệp là điều rất thiết yếu.
Bước 6: Áp dụng vào thực tế
Ở bước thứ 5, khi hoàn thành xong việc viết tài liệu thì cần thông báo đến nội bộ trong công ty để triển khai vấn đề. Trong lúc triển khai nhiều vấn đề quan trọng lần lượt phát sinh, người thực hiện sẽ phải tự mình ghi chép đầy đủ mới có khả năng chính xác cao.
Bước 7: Đánh giá chất lượng công việc sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001
Đây là một trong những bước không thể thiếu. Như ở bước 2, doanh nghiệp đã bầu cử người chịu trách nhiệm chính. Người này sẽ thực hiện các hoạt động đánh giá nội bộ ISO 9001 của doanh nghiệp hàng tháng sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng.
Bước 8: Đăng ký ISO 9001:2015 theo quy định
Nếu như doanh nghiệp của bạn đạt tiêu chuẩn các yêu mà mà ISO đã đưa ra trong điều khoản của từng hạng mục thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO 9001. Còn nếu như chưa đạt yêu cầu thì doanh nghiệp phải thay đổi phù hợp để đáp ứng yêu cầu mới được cấp chứng nhận. Về phía doanh nghiệp, phải lựa chọn được đơn vị tổ chức kiểm định và chứng nhận thích hợp với khả năng của mình.
Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO 9001
Phải ủy quyền đánh giá chất lượng thì doanh nghiệp mới có thể nhận được giấy chứng nhận của ISO. Phải để họ xem được khả năng của doanh nghiệp như thế nào, có vượt qua được kỳ đánh giá. Một trong những vấn đề phát sinh tiếp theo là nhân viên trong doanh nghiệp có thể sẽ không quen với việc đánh giá của người ngoài, vậy nên người lãnh đạo phải tương tác, tích cực phổ cập để có kết quả tốt.
Bước 10: Duy trì sau khi được cấp chứng nhận ISO 9001
Khi được cấp giấy chứng nhận ISO 9001, đừng chủ quan vì nó chưa phải là bước cuối cùng. Phải đảm bảo và luôn duy trì thì doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả tốt. Ngoài ra, việc liên tục cải tiến hệ thống một cách phù hợp cũng là vấn đề thiết yếu để duy trì tốt chứng nhận ISO 9001.
- Tham khảo thêm nội dung liên quan: Dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO 14001 tại TPHCM
Qua bài viết trên, hi vọng có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc mà bạn đang vướng phải trong “Quy Trình Cấp Chứng Nhận ISO 9001:2015”. Nếu doanh nghiệp thực sự muốn đạt chứng nhận ISO 9001, vui lòng liên hệ đến công ty VINAQUALITY để được hỗ trợ tốt nhất nhé.