Cây lan ý là loại cây cảnh thường được trưng bày nhằm mục đích làm đẹp không gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng phong thủy của cây lan ý.
- Sen đầu mùa hút khách, chị em thích thú tìm mua về cắm
- Tháp Văn Xương: Vật phẩm giúp con ngoan trò giỏi, bố mẹ phát tài
1. Đặc điểm cây lan ý
Cây lan ý thường mọc thành bụi, cao từ 40-50 cm. Cuống lá mọc từ gốc lên, lá có màu xanh thẫm bóng mượt, dáng hình bầu dục nhưng thon nhọn ở đỉnh và trên bề mặt lá có nổi những đường gân xanh nhạt hơn.
Cây lan ý có hoa màu vàng, thuôn dài, xung quanh được bao bọc bởi một chiếc lá bắc (mo hoa) màu trắng tựa như vỏ sò. Khi hoa lan ý nở có thể kéo dài từ 3-4 tháng mới tàn.
2. Cây Lan Ý có mấy loại?
Dựa vào kích thước của lá, cây Lan Ý thường được chia làm 3 loại chính, gồm: Lan ý lá nhỏ, Lan Ý là vừa và Lan Ý lá to. Cả ba loại đều giống nhau về đặc điểm của thân, lá và hoa.
Cây Lan Ý lá nhỏ dễ nhận biết, thân và lá đều khá nhỏ. Loại này thường được trồng trong chậu, thích hợp trang trí trên bàn làm việc hoặc bàn trà trong nhà.
3. Công dụng của cây lan như ý
3.1. Đầy lùi tiểu nhân
Song nếu trong thời kì khó khăn, có tiểu nhân quấy phá hoặc gặp xui rủi liên tiếp thì có thể sử dụng lan ý để dập tắt hung vận, đẩy lùi tiểu nhân, nâng cấp vận trình, có lợi cho sự nghiệp. Loài cây này chỉ bày một thời gian ngắn, khi những điều xấu qua đi thì lập tức phải chuyển ra ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cây phong thủy để bàn giúp sự nghiệp thăng tiến không ngừng.
3.2. Tăng vận trình sức khỏe
4. Cây Lan Ý hợp với người tuổi gì?
Theo quan niệm, trồng cây Lan Ý trong nhà như một loại cây cảnh sẽ mang lại sự bình yên, nguồn năng lượng tích cực cho sức khoẻ, giúp cho gia chủ tránh được những điều không may.
Ngoài ra, với ưu điểm dễ trồng và sức sống kiên cường, cây Lan Ý là biểu tượng cho ý chí phấn đấu, phát triển không ngừng. Trồng cây này trong nhà sẽ giúp gia chủ vượt qua mọi thử thách, thăng tiến trong sự nghiệp.
Theo phong thuỷ học, cây Lan Ý hợp với gia chủ mệnh Thuỷ và mệnh Kim. Từ đó, cây hợp với các tuổi như: Bính Tý (1936 và 1996), Quý Tỵ (1953 và 2013), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1937 và 1997), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (1944 và 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945 và 2005), Nhâm Thìn (1952 và 2012), Ất Mão (1975).
* Bài viết mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.