Ý nghĩa của cây dương xỉ phong thủy có lẽ vẫn chưa được nhiều người biết vì trước đây chúng vốn là loại cây mọc hoang, chúng ta quen thuộc đến nỗi quên đi tác dụng của nó.
- Top 9 sai lầm decor khiến nhà kém sang mà gia chủ thông minh, tinh tế ít khi nào mắc phải
- Góc phong thủy: Đặt sofa hợp mệnh gia chủ, giúp vận khí hóa Rồng hóa Phượng, kinh doanh phất lên ngay lập tức
Đặc điểm cây dương xỉ
- Tên khoa học: Microsorum pteropus.
- Thân cây: là loài thân cây thảo và gần như nó không có thân, có chiều cao trung bình từ 15 - 30cm và rộng khoảng 15 - 20cm.
- Tán cây: tán thẳng đứng hoặc rủ, chiều cao tối đa khoảng 0,5 - 1m.
- Lá cây: lá kép mọc thành từng cụm, dài khoảng 20 đến 35cm, hình dáng tựa như hình của chiếc lược, thon nhọn ở đầu, rìa có răng cưa nhỏ, đầu tương đối rộng và tròn. Phần cuống lá chứa nhiều vảy màu nâu cứng.
Cây nhân giống bằng bao tử nên chỉ cần bao tử bay đến nơi nào, cây mọc lên ở đó.
- Cây dương xỉ cổ đại: hay còn gọi là cây dương xỉ rừng có tuổi thọ hàng trăm năm. Cây có kích thước khá lớn, thân gỗ to, chiều cao từ 1-10m.
- Cây dương xỉ cảnh: Cây kích thước nhỏ gọn, được dân công sở lựa chọn cho bàn làm việc hay bố trí trước phòng khách, ban công để trang trí, làm đẹp vừa thanh lọc không khí...
- Cây dương xỉ thủy sinh: Cây được trồng nhiều trong các bể cảnh, bể cá thủy sinh. Cây bám vào các khúc gỗ hoặc mọc xen lẫn các hốc đá, điều kiện ánh sáng nhẹ từ 22-24 độ. Cây có tốc độ phát triển chậm, chiều cao khoảng 10-30cm.
Cây dương xỉ có độc không
Cây dương xỉ có khả năng làm sạch đất, xử lý ô nhiễm hấp nhờ thu nhiều chất độc hại và chứa những chất độc hại này bên trong thân và lá.
Vì vậy khi tiếp xúc sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người nhưng nếu dùng để ăn thì nhiều chất độc hại trong cây dương xỉ sẽ khiến cơ thể bị trúng độc và có khả năng dẫn đến ung thư.
Cây dương xỉ có ý nghĩa như thế nào trong phong thủy
Chính vì thế, nhiều người đã lựa chọn cây dương xỉ để bàn làm việc hay đặt trước cửa nhà hoặc phòng khách, phát huy mọi tác dụng của cây dương sỉ trong phong thủy. Lựa chọn phù hợp cho chiếc bàn làm việc hay không gian sống của gia đình.
Cách bố trí cây dương xỉ phù hợp với phong thủy
Cây dương xỉ hợp với mệnh gì?
Vị trí đặt cây dương xỉ trong phong thủy phù hợp
Cách trồng cây dương xỉ trong nhà
Cây dương xỉ là cây ưa bóng râm vì vậy mà được nhiều người trồng trong nhà, trồng ở bồn, chậu treo, chậu để bàn đặt ở ban công, cửa sổ, giếng trời, sân vườn, hiên nhà, phòng làm việc…
a. Trồng cây dương xỉ trong chậu
Trong thực tế, cây dương xỉ thường được nhân giống bằng phương pháp tách gốc. Ban đầu lấy cây từ trong chậu cũ ra, tách bỏ hết phần đất dính ở gốc, rễ cây và cắt đi những gốc hỏng, những rễ thối, bị nấm, sâu bệnh cùng các lá úa, lá già.
Sau đó tách cây và rễ ra rồi trồng vào chậu mới. Dương xỉ không kén đất, tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nếu được trồng trên nền đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng để có bộ lá đẹp.
Đất trồng cây dương xỉ bạn có thể trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun. Hoặc bạn chỉ cần sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây cảnh.
Sau khi trồng xong phải đặt cây ở chỗ râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngày hôm sau, bạn có thể tưới một ít các loại phân bón kích rễ như N3M, Root 2, Bimix super root, Phân bón lá… để cây nhanh hồi phục.
b. Trồng cây dương xỉ thủy sinh
Nếu bạn trồng cây dương xỉ thủy sinh, bạn cần cố định cây giống vào giá thể hoặc vào đá, sau đó đặt vào bể thủy sinh rồi đổ nước dinh dưỡng vào bình. Đặt cây dưới bóng râm với nhiệt độ từ 15 - 35 độ C.
Sau khoảng 1 - 2 tháng thì cây đẻ nhánh, mọc rễ và phát triển thành cây mới thì bạn có thể tháo dây cố định ra.