Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Không ít người cho rằng thuê nhà thì không cần nhập trạch, thế nhưng chuyên gia phong thủy lại cho rằng nhập trạch là một điều cần thiết. Vậy, nhập trạch là gì? Quy trình nhập trạch như thế nào?
- Bài trí phòng bếp đúng phong thủy, đón tài lộc vào nhà, gia đình hạnh phúc, đầm ấm
- Những vật CẤM KỴ, đặt ở đầu giường sẽ phá hủy nguồn phong thủy tốt, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
1. Nhập trạch là gì?
Lễ nhập trạch hay còn gọi là lễ về nhà mới, là nghi lễ vô cùng quan trọng theo quan niệm dân gian. Làm lễ cúng về nhà mới hay “nhập trạch” là lễ khai báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc chủ nhà và gia đình sẽ chuyển đến ở nơi làm lễ. Mong các vị quan, thần linh và thổ địa cai quản khu vực đó phù hộ cho gia chủ được an lành, sung túc.
2. Nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Chọn ngày lành tháng tốt
Theo tâm linh, ngày tốt sẽ là ngày hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Là ngày hoàng đạo, thuận lợi cho gia chủ, nếu hợp mệnh gia chủ thì càng tốt. Chọn được ngày tốt để làm lễ nhập trạch sẽ mang đến sức khỏe, tiền tài, may mắn và hạnh phúc cho gia chủ cùng gia đình. Có 3 cách chọn ngày tốt như sau:
(1) Chọn ngày giờ để Nhập Trạch theo giờ Hoàng Đạo (giờ đẹp). Vào khung giờ này trời đất giao hòa, thích hợp để làm việc lớn.
(2) Chọn ngày giờ theo tuổi của gia chủ. Với cách này, gia chủ cần mời thầy về xem hoặc đi xem tại các địa chỉ uy tín.
(3) Gia chủ tự chọn ngày giờ hợp với mình thông qua các ứng dụng phong thủy trên điện thoại.
Mâm lễ cúng nhập trạch
Sau khi tìm được ngày tốt để cúng nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch. Để không thiếu sót trong khâu chuẩn bị, gia chủ có thể tham khảo mẫu mâm cúng sau:
- Hoa tươi: nên dùng hoa huệ trắng, hoa ngọc lan, hoa cúc, hoa hoàng lan,...
- Ngũ quả: thông thường sẽ có các loại chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê
- Hương (nhang)
- Nến cốc: 1 cặp
- Một bộ Tam sên: tôm/cua/thịt/trứng vịt chuẩn bị mỗi thứ 1 con/miếng/quả
- Gà luộc; 1 con
- Xôi: 1 đĩa
- Ba miếng trầu têm sẵn
- Muối gạo: 1 đĩa
- Muối - gạo - rượu: mỗi thứ 1 lọ
- Trà - Rượu - Nước: mỗi thứ 3 lọ
- Bộ vàng mã: 6 con ngựa nhiều màu, mũ, kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, tiền giấy, vàng lá và nến chuẩn bị mỗi thứ 5 tập. Sau đó đặt các vật dụng này tại các hướng tương ứng là Nam - Tây - giữa nhà - Bắc - Đông.
Văn khấn nhập trạch
Theo phong tục của người Việt từ xưa đến nay, khi làm bất kỳ nghi lễ cúng bái nào cũng đều phải thắp nhang trình bày thần linh và tổ tiên, gọi là văn khấn. Đối với lễ nhập trạch cũng vậy, khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm đồ lễ để cúng nhập trạch xong, gia chủ cần đọc văn khấn lễ nhập trạch cho đúng nhằm thể hiện lòng thành với thần linh và bề trên. Khi làm lễ nhập trạch, có 2 loại văn khấn: Văn khấn thần linh xin nhập trạch và Văn khấn gia tiên khi nhập trạch.
3. Quy trình cúng nhập trạch
(1) Việc đầu tiên trước khi làm lễ nhập trạch: đốt lò than và đặt nó ở giữa cửa chính ra vào.
(2) Chủ nhà người đàn ông trụ cột gia đình sẽ bước qua lò than đầu tiên. Người đàn ông bước chân trái vào trước, sau đó đến chân phải. Trên tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.
(3) Các thành viên còn lại lần lượt bước qua lò than. Lưu ý các thành viên trên tay đều phải cầm vật dụng may mắn, tuyệt đối không đi tay không.
(4) Khi vào nhà việc đầu tiên là bật tất cả điện lên và mở mọi cửa chính lẫn cửa sổ. Việc làm này giúp bạn khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
(5) Sau đó cử thành viên trong gia đình sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa sao cho ngay ngắn. Một số thành viên khác tiến hành bày mâm cúng ở giữa nhà. Mâm cúng hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.
(6) Người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn. Những người còn lại đứng phía sau người đại diện chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng.
(7) Sau khi văn khấn được đọc xong, trong lúc chờ nhang tàn thì gia chủ sẽ đi bật bếp nấu nước pha trà. Lưu ý nên để nước sôi trên bếp từ 5 đến 7 phút hãy pha. Trà được dùng để cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước này ngụ ý khai hỏa, tạo sinh khí mới cho ngôi nhà.
(8) Đốt vàng mã đến khi cháy hết rồi dùng rượu rưới vào tàn tro.
(9) 3 hũ muối, gạo, nước nên giữ lại và đặt vào bàn thờ biểu tượng cho sự no đủ.
(10) Lúc này xem như lễ cúng nhập trạch đã hoàn tất bạn có thể mang toàn bộ đồ đạc vào nhà và sắp xếp lại theo ý muốn.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.