Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý

Nhà đẹp 17/12/2022 11:18

Phát tài núi là cây cảnh được trồng khá phổ biến ở nước ta. Cây gây ấn tượng với người xem bởi những chiếc lá màu xanh thanh mảnh, bao bọc quanh thân cây. Đặc biệt, cây cho ta cảm giác mạnh mẽ, kiên cường. Sau đây là thông tin chi tiết về loài cây này.

I. Đặc điểm sinh trưởng của cây Phát Tài Núi

Trong ngôn ngữ khoa học, cây Phát Tài Núi có tên là Dracaena draco L thuộc họ Dracaenaceae (Bồng Bồng). Ở Việt Nam cây phát tài núi còn có những tên gọi khác là: Cây Đại Lộc, Cây Phất Dụ Rồng hay Cây Huyết Rồng. 

Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý - Ảnh 1

Ở Việt Nam cây phát tài núi còn có những tên gọi khác là: Cây Đại Lộc, Cây Phất Dụ Rồng hay Cây Huyết Rồng

Cây phát tài núi có nguồn gốc xuất xứ tại vùng núi cao Việt Nam và Trung Quốc. Cây có thân gỗ, lá dài nhọn, lá to, rễ cọc và có nhiều rễ phụ bao bọc xung quanh. Ngoài tự nhiên, Phát Tài Núi có thể cao trung bình từ 1 – 5m. Khi cây được trồng chậu làm cảnh, chiều cao bị hạn chế hơn, đa số là dưới 1m5.

Hoa phát tài núi có màu ngả vàng đẹp mắt, quả dạng tròn cầu có màu cam. Thân thường tỏa ra từ 3-7 thân phụ mọc vươn cao từ 1 thân chính của cây. Lá cây phát tài núi có đặc thù mọc từ ngọn thân, lá chắc chắn và khó rụng tạo thành hình dáng cây rất đặc biệt.

Cây phát tài núi thường được trồng trong khuôn viên các khu biệt thự, khu vui chơi hay trong các resort... Đặc biệt phát tài núi cực kỳ phù hợp khi trồng nổi bật giữa thảm cỏ nhung Nhật hay cỏ lá gừng Thái.

II. Công dụng của cây Phát Tài Núi trong cuộc sống

Cây phát tài núi là một sự lựa chọn lý tưởng để làm tiểu cảnh sân vườn hoặc trên ban công sân thượng bởi với hình dáng uyển chuyển tự nhiên cùng với những cụm lá xanh mướt.  Bên cạnh đó, cây cũng được ứng dụng nhiều trong việc trang trí trong nhà, văn phòng làm việc hoặc quán café.

Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý - Ảnh 2

Cây phát tài núi là một sự lựa chọn lý tưởng để làm tiểu cảnh sân vườn hoặc trên ban công sân thượng 

Với hình dáng lạ mắt của mình cây vừa tạo điểm nhấn cho không gian thêm sinh động, lại có thể là bóng mát, thanh lọc không khí, mang đến một môi trường dễ chịu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng Phát Tài Núi giúp giảm lượng khí CO2 và các chất độc, khí bụi, đem lại một môi trường sống và làm việc tốt nhất.

Không những vậy vào những dịp sinh nhật hay khai trương… người ta thường lựa chọn cây phát tài núi để tặng  nhau như một lời chúc may mắn đến người thân.

III. Ý nghĩa của cây phát tài núi? Cây phát tài núi hợp mệnh gì? tuổi gì?

Cũng giống như những loại cây cảnh khác, cây phát tài núi cũng mang trong mình một ý nghĩa riêng. Với nguồn gốc từ trên núi cao cây mang trong mình bản chất hoang dại cùng sức sống vô cùng mãnh liệt. Dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế nào cây vẫn luôn vươn cao, lá vươn ra nhiều tầng xanh mướt. Từ những tán lá ấy cây tỏa ra nguồn sinh khí dồi dào đem lại sức khỏe, niềm vui và tài lộc cho mọi người xung quanh. 

Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý - Ảnh 3

Những tán lá ấy cây tỏa ra nguồn sinh khí dồi dào đem lại sức khỏe, niềm vui và tài lộc cho mọi người xung quanh

Không những vậy với cái tên “phát tài” cây mang trong mình ý nghĩa đem đến rất nhiều may mắn và thuận lợi cho công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ thuận buồm xuôi gió.

Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là cây phát tài núi hợp với người mệnh gì? Và tuổi nào có thể trồng cây phát tài núi nhằm thu hút tài lộc mang lại may mắn cho gia chủ?

Cây phát tài núi là cây thuộc mệnh Mộc

Theo ngũ hành, mệnh Mộc sẽ tương sinh với người mệnh thủy và hỏa (Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa). Ngoài ra cây còn hợp với người mang mệnh Mộc. Do đó, những người mang mệnh Mộc, Thủy, Hỏa sẽ hợp với trồng cây phát tài núi tại sân vườn hoặc sân thượng.

Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý - Ảnh 4

Những người mang mệnh Mộc, Thủy, Hỏa sẽ hợp với trồng cây phát tài núi tại sân vườn hoặc sân thượng

Ứng theo mệnh Mộc, Thủy, và Hỏa, người trồng cây phát tài núi sẽ tương ứng với tuổi, năm sinh như sau: 

Người mệnh Mộc trồng cây phát tài núi: 

Nhâm Ngọ (1942, 2002), Kỷ Hợi (1959, 2019), Mậu Thìn (1988), Quý Mùi (1943, 2003), Nhâm Tý (1972), Kỷ Tỵ (1989), Canh Dần (1950, 2010), Quý Sửu (1973), Tân Mão (1951, 2011), Canh Thân (1980), Mậu Tuất (1958, 2018), Tân Dậu (1981).

Người mệnh Thủy trồng cây phát tài núi hợp: 

1936 (Bính Tý), 1937 (Đinh Sửu), 1944 (Giáp Thân), 1945 (Ất Dậu), 1952 (Nhâm Thìn), 1953 (Quý Tỵ), 1966 (Bính Ngọ), 1967 (Đinh Mùi), 1974 (Giáp Dần), 1975 (Ất Mão), 1982 (Nhâm Tuất), 1983 (Quý Hợi), 1996 (Bính Tý), 1997 (Đinh Sửu), 2004 (Giáp Thân), 2005 (Ất Dậu), 2012 (Nhâm Thìn), 2013 (Quý Tỵ).

Người mệnh Hỏa phù hợp trồng phát tài núi:

 Bính Dần (1986, 1926), Đinh Mão (1987, 1927), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995), Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Thìn (1964, 2024), Ất Tỵ (1965, 2025), Mậu Ngọ (1978, 2038), Kỷ Mùi (1979, 2039).

IV. Cách trồng cây Phát Tài Núi

Cây Phát Tài Núi là loài cây sinh trưởng mạnh, thân to, phát triển nhanh. Nên khi chọn mua cây về trồng cần chú ý:

  • Chọn giống cây tốt không có sâu bệnh, dáng cây đẹp.
  • Cây có tán lá mọc vòng đều quanh thân.
  • Cây giống đạt từ 3 tuổi trở lên, nếu cây giống còn trẻ, thân sẽ non và không đủ nước trong thân để kích thích mầm non ra chồi.

Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý - Ảnh 5

Cây Phát Tài Núi là loài cây sinh trưởng mạnh, thân to, phát triển nhanh

Khi trồng cây bạn cần chú ý những điều sau:

Đất trồng:  Nên chọn đất màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất được trộn sẵn tại của hàng hoặc tự trộn ở nhà với các thành phần sau: đất thịt, xơ dừa, tro trấu, mùn cưa và phân hữu cơ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. 

Chậu trồng: bạn nên chọn chậu vừa vẹn với cây, có lỗ thoát nước ở đáy. Cứ trung bình từ 8 tháng đến 1 năm, người trồng nên thay chậu và đất cho cây một lần để cây sinh trưởng tốt hơn.

V. Những lưu ý khi chăm sóc cây phát tài núi

5.1. Nước tưới

Cây phát tài núi là cây trồng chịu hạn tốt, chính vì vậy để tránh tình trạng cây bị úng nước bạn nên chú ý đến lượng nước cung cấp cho cây sao cho phù hợp. Đối với cây trồng ngoài vườn thì tưới nước mỗi tuần, khi trời mưa bạn không cần tưới nước. 

Đối với trường hợp cây trong chậu, nên tưới cây 3 ngày 1 lần. Việc tưới quá nhiều nước có thể làm cho cây bị thối rễ, úng lá.

5.2. Ánh sáng

Phát tài núi là loài cây ưa sáng, tốt nhất là bạn nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, gần giếng trời. Dù vậy bạn cũng cần có biện pháp che chắn mỗi khi trời nắng gắt nhé. Nếu trồng cây trong nhà thì mỗi tuần nên đưa cây ra ngoài phơi nắng khoảng 1 tiếng để lá có màu đẹp và giúp cây quang hợp.

Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý - Ảnh 6

Nếu trồng cây trong nhà thì mỗi tuần nên đưa cây ra ngoài phơi nắng khoảng 1 tiếng để lá có màu đẹp và giúp cây quang hợp

5.3. Tỉa lá

Để cây phát triển tốt hạn chế sâu bệnh thì trong quá trình trồng cây Phát Tài Núi, bạn cần thường xuyên cắt tỉa những chiếc lá héo úa. Đấy là cách để giữ cho cây được sạch sẽ, các vi khuẩn, nấm và sâu bọ không xâm nhập tấn công cây. 

Bên cạnh đó việc , tỉa lá thường xuyên giúp hạn chế sự um tùm của cây, tạo nên hình thù cây gọn gàng xinh xắn hơn.

5.4. Bón phân

Cũng giống như các loại cây cảnh khác, Phát Tài Núi không yêu cầu cao về lượng phân bón. Tuy nhiên, định kỳ nửa năm một lần, người trồng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể sử dụng phân bón lá hòa loãng tưới, bón phân NPK hoặc sử dụng phân hữu cơ để bón quanh gốc cho cây.

Ngoài những lưu ý trên bạn cũng  nên  chú ý sau khi trồng cây một năm nếu trồng với mục đích lấy thân thẳng thì không cần phải đốn thân mà để cây mọc thẳng lên

Nếu trồng lấy lá thì phải đốn thân cây đảm bảo cho cây ra nhiều cành nhánh và không quá cao, để đảm bảo cho việc thu hoạch lá dễ dàng hơn.

VI. Những loại bệnh thường gặp ở cây phát tài núi

Cây phát tài núi là cây trồng được đánh giá là dễ trồng, thích nghi tốt và đặc biệt là ít sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu cây không được chăm sóc đúng cách cây sẽ thường gặp tình trạng vàng lá, lá trưởng thành có màu vàng sậm. 

Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý - Ảnh 7

Nếu cây không được chăm sóc đúng cách cây sẽ thường gặp tình trạng vàng lá, lá trưởng thành có màu vàng sậm

Ba nguyên nhân chính dẫn đến cây phát tài núi bị vàng lá là: Thiếu nước, thối rễ, thiếu phân bón hoặc quá nhiều phân bón.

Cách xử lý cây phát tài núi bị vàng lá: 

Trường hợp thiếu nước: Được đánh giá là loại cây chịu hạn tốt, tuy nhiên nếu để lâu ngày hoặc tần suất tưới quá ít mới dẫn đến trường hợp cây phát tài núi bị thiếu nước. Bạn cần tăng tần suất tưới lên, khoảng 3 lần/ 1 tuần để cây được bổ sung nước kịp thời.

Trường hợp phát tài núi bị thối rễ: Đây là tình trạng khá nghiêm trọng bạn cần nhanh chóng xử lý giúp bộ rễ thông thoáng, đất cần tơi xốp, có không gian trống ở bộ rễ. mặt khác nếu tình hình nghiêm trọng hơn bạn nên thay đất trong chậu trồng phát tài núi. Xử lý bằng cách thêm các giá thể như xơ dừa, tro, trấu kịp thời.

Trường hợp do phân bón: Nếu quá lâu không bón phân thì cây sẽ bị thiếu nguồn khoáng chất. Bạn có thể sử dụng NPK 16-16-20 để bón thêm, chú ý bón cách gốc phát tài núi 20cm. Nếu trường hợp thừa phân có thể nhận biết lá phát tài núi bị vàng ngay sau khi bón phân 2 ngày, các bạn nên tưới xả nước nhiều lần để cây kịp trung hòa lượng phân bón bị thừa.

VII. Cây phát tài núi có độc không?

Phát tài núi là một trong những cây cảnh được trồng rất nhiều. Tuy nhiên, câu hỏi Cây phát tài núi có độc không? Là câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm. 

Cây Phát tài núi ý nghĩa phong thủy và những điều cần lưu ý - Ảnh 8

Cây phát tài núi được đánh giá là loại cây xanh an toàn. 

Theo thông tin mới nhất thì chưa có nghiên cứu nào khẳng định cây phát tài núi chứa chất độc gây nguy hiểm cho con người. Đây vẫn được đánh giá là loại cây xanh an toàn. 

Vậy cây phát tài núi trồng trong nhà được không? Câu trả lời là có. Với những ý nghĩa tốt lành về phong thủy mà nó mang lại cây phát tài núi hoàn toàn có thể trồng trong nhà. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà cây sẽ có kích thước nhỏ hơn và có một số lưu ý như sau :

Thứ nhất : Đối với những gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý hơn khi lựa chọn vị trí đặt chậu cây. Đảm bảo hạn chế tối đa những rủi ro không may khi trẻ tiếp xúc với cây khi trồng trong nhà. 

Thứ hai :  Bạn nên đặt cây tại các vị trí như phòng khách, phòng làm việc hoặc hành lang. Không nên đặt trong phòng bếp hay phòng ngủ. Lâu ngày có thể gây tác động xấu tới giấc ngủ của bạn và người thân.

Cây phát tài núi là một trong những lựa chọn hoàn hảo để làm đẹp không gian. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên trồng cây gì. Thì mong rằng bài viết này giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.

Chú chó Chihuahua mặc áo bảo hộ có gai, biết được nguyên nhân khiến ai cũng bất ngờ

Một phụ nữ đã biến chú chó của mình thành “Ngôi sao TikTok” sau khi quay cảnh thú cưng sải bước trong chiếc áo vest được trang trí bằng gai và bút lông để xua đuổi diều hâu.

TIN MỚI NHẤT