Lau dọn bàn thờ dịp cuối năm là điều luôn được quan tâm, chú trọng đến, chính vì thế nếu vô tình mắc phải sai lầm có thể khiến tổ tiên nổi giận, những chuyện làm ăn của năm 2023 có thể sẽ không ổn định.
- Cuối năm lau dọn bàn thờ đón Tết đừng dùng nước lã: muốn nhận phước lành, xua đuổi hết những thứ đen đuổi thì phải dùng 3 loại nước tụ lộc
- 4 nguyên tắc bố trí bàn uống nước theo phong thủy để tài lộc ghé thăm, vận may gõ cửa
Múc tro hương không đúng cách
Khi múc tro hương để thay, kỵ nhất là đổ ụp tro làm một lần và lúc đổ tro vào bát sau khi xong xuôi thì cũng tránh múc từng ít một tro vào bát. Bạn nên làm ngược lại để hợp với hàm ý “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như nước”.
Gia chủ có thể dùng thìa hoặc dụng cụ sạch để xúc tro từng ít một riêng rẽ. Với tro hương, không nhất thiết phải thay tro mới. Nếu cẩn thận thì có thể lọc tro và giữ lại tro mịn. Khi lọc tro thì bắt đầu từ bát hương thờ Thần Phật rồi đến bát hương gia tiên.
Khi thay tro bát hương thì lấy một mảnh vải (hoặc giấy) sạch, trải trên bàn rồi nhấc dứt khoát 1 lần bát hương ra, sau đó đổ hết chân hương và tro ra mảnh vải (giấy). Lấy khăn sạch bao soái bát hương.
Khi cho tro mới hoặc tro đã lọc sạch vào bát hương cần ấn chặt để khi cắm hương, quê hương không bị nghiêng ngả. Tro mới nên để khoảng nửa bát hương, bởi nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chắn.
Dùng nước lạnh để rửa bài vị
Khi lau rửa bàn thờ, gia chủ nên dùng nước thơm ấm để lau rửa bài vị. Đặc biệt, khi lau bát hương, không để bát hương chông chênh và không xê dịch bát hương nhiều mà chỉ nên dùng giẻ sạch lau qua thành bát để bớt bụi, tàn nhang bám trên đó.
Nước dùng để lau dọn bàn thờ, lau bát hương, rửa bình hoa hay chén đĩa trên bàn thờ đều phải là nước ấm có hương thơm.
Theo người xưa cẩn thận hơn, gia chủ có thể nấu hẳn một nồi nước lá có 5 loại cây lá thơm ( chính là nước ngũ vị hương chuyên dùng để bao sái bàn thờ ) phổ thông là: hồi khô, quế khô, lá trầu, lá bồ đề, mùi thơm, xả, hương nhu, lá bưởi, lá nếp... tùy mùa, tùy vùng miền địa phương để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương tổ tiên ngày Tết hay ngày nhập trạch được thanh sạch, trang trọng nhất.
Cần chú ý là 5 loại lá cây thơm phải được đun sôi và để ấm chuẩn bị cho việc lau dọn. Có thể bổ sung thêm rượu đã được ngâm gừng nhiều ngày càng tốt ( rượu ngâm gừng ít nhất 7 ngày, gừng để nguyên vỏ đập dập ngâm rượu hơn 40 độ).
Làm đổ vỡ đồ thờ cúng
Người Việt từ xưa vốn kiêng kỵ làm đổ vỡ đồ vật, vì đó là điềm báo điều xui xẻo sắp đến. Với đồ thờ cúng, cũng đại kỵ làm đổ vỡ. Đồ thờ cúng trên ban thờ thể hiện lòng thành của con cháu với người đã khuất và các vị thần linh. Vì thế nếu làm vỡ, người xưa quan niệm rằng đó là dấu hiệu tổ tiên không hài lòng điều gì đó hoặc điềm xấu sẽ tới.
Vì thế khi lau dọn ban thờ, cần thật cẩn thận, tiến hành nhẹ nhàng, tránh tuyệt đối đổ vỡ.
Không được xê dịch bát hương
Khi lau dọn bàn thờ không được xê dịch bát hương hay nhấc bát hương ra mà chỉ nên dùng khăn chuyên cho việc lau dọn đồ thờ đã có nhúng nước ngũ vị hương lau thành bát hương để bớt bụi bám trên đó. Một tay giữ cố định bát hương một tay lau mặt trước bát hương ( lâu mặt nhật nguyệt trước tiên rồi mới lau chỗ khác).
Các nhà tâm linh cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Do đó, gia chủ không nên tùy tiện động chạm di chuyển.
Bỏ cát vào trong bát hương
Bát hương cần được bốc bằng tro sạch, đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất, nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và thanh tịnh. Gia chủ không nên bỏ cát vào trong bát hương. Quan niệm dân gian cho rằng việc làm này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn trong năm đó.
*Bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.