Đây là 5 loại thiết bị dù đã tắt nhưng vẫn âm thầm "ngốn" điện trong nhà bạn.
- Choáng ngợp với biệt thự hiện đại của Tiktoker Hà Thành, dân tình 'mắt tròn mắt dẹt' khi nhìn vào bên trong
- "Phía Đông trồng lựu là vàng, phía Tây trồng hồng là bạc": Trồng 6 loại cây này trước nhà trấn giữ của cải, rước lộc vào nhà, con cháu đời đời sung túc
Mặc dù không tốn nhiều điện như khi bật nhưng những thiết bị như vậy sẽ làm tăng mức tiêu hao điện đáng kể, khiến phần điện năng hao phí có thể chiếm lên tới 10% hoặc hơn. Tất nhiên, chúng chính là thủ phạm làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng của các hộ gia đình.
Có rất nhiều thiết bị gây hao phí như thế này trong mọi gia đình, tiêu biểu là 5 thiết bị dưới đây:
1. Điều hòa: Tắt điều hòa bằng điều khiển
Ảnh: internet
Điều hòa vốn là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa biết rằng thiết bị này vẫn tiêu tốn một lượng điện đáng kể ngay cả khi đã được tắt bằng điều khiển. Nguyên nhân là vì việc tắt máy điều hòa bằng cách này chỉ đưa thiết bị về trạng thái chờ (standby), giúp cho việc tái khởi động thiết bị được dễ dàng nhưng chúng vẫn sẽ ăn điện với sức tiêu thụ ngang một bóng đèn.
Do đó, nếu bạn không muốn tốn thêm một khoản phí ''vô nghĩa'' mỗi tháng thì mỗi khi tắt máy lạnh buộc phải tắt cả nguồn điện. Không chỉ thế, việc này còn giúp thiết bị duy trì độ bền và kéo dài tuổi thọ cho máy khi nguồn điện có sự cố.
2. Sạc điện thoại: Cắm cục sạc nhưng không kết nối điện thoại
Ảnh: internet
Thói quen sạc điện thoại xong nhưng không rút dây sạc ra khỏi ổ điện hầu như ai trong chúng ta cũng từng mắc phải. Thật sai lầm khi nghĩ rằng điều này sẽ không tiêu tốn điện năng, bởi dù không được cắm vào điện thoại nhưng bộ sạc vẫn đang kết nối với nguồn điện, nó vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Chỉ 1,2 W nhưng nếu cắm liên tục, thiết bị này cũng là thủ phạm làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng.
Không chỉ thế, một sai lầm nhiều người thường mắc phải đó là sử dụng bộ sạc không chính hãng, điều này sẽ khiến năng lượng được tiêu thụ nhiều gấp 10 đến 20 lần. Mặt khác, việc cắm những bộ sạc rẻ tiền liên tục trong ổ điện mỗi ngày lại tiềm ẩn một số rủi ro cháy nổ.
3. Máy tính, laptop: Để ở chế độ "ngủ"
Ảnh: internet
Ngay cả khi bạn tắt máy tính hoặc laptop bằng lệnh "Turn off" thì chúng vẫn ở trạng thái hoạt động ngầm. Bởi khi ở chế độ ngủ, máy tính vẫn tiếp tục cung cấp điện cho bộ nhớ RAM, bộ nhớ này sẽ làm việc ghi nhớ hoặc xóa bộ nhớ nên yêu cầu nguồn điện liên tục. Bên cạnh đó, các đèn LED hiển thị khi ở chế độ ngủ cũng là một nguồn tiêu thụ điện năng.
Ngoài ra, việc dùng chế độ ngủ thường xuyên còn có thể làm hao pin và làm máy lâu nguội hơn.
4. Bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số
Thiết bị này sẽ tiếp tục hoạt động sau khi bạn tắt chúng đi nhưng vẫn kết nối với nguồn điện. Theo ước tính chuyên gia nghiên cứu đưa ra, bộ điều khiển này có thể tiêu tốn tới 22 USD tiền điện một năm. Hầu hết chúng ta đều không bận tâm tới việc chuyển đổi hoạt động của thiết bị sang chế độ chờ và nghĩ rằng chỉ cần tắt tivi là đủ. Kết quả là chi phí tăng lên gấp 5 lần.
Ảnh: internet
Trên đây là những thiết bị thường "ngốn điện ngầm" mà gia đình nào cũng thường sử dụng. Tuy nhiên điều này khá bất tiện khi trong mỗi nhà đều có rất nhiều thiết bị cần sử dụng và tắt thường xuyên. Cách giải quyết hiển nhiên nhất để dừng việc tiêu hao điện là rút phích cắm ra khi không sử dụng Để thuận tiện hơn, gia đình bạn nên sử dụng các ổ điện có công tắt ngắt, khi đó các thiết bị điện sẽ không tiêu hao năng lượng khi ở chế độ chờ.
Bên cạnh đó, ổ điện thông minh cũng là một giải pháp rất hay khi có nhiều đầu cắm riêng biệt giúp chúng ta có thể phân loại đầu cắm dành cho các thiết bị luôn hoạt động như tủ lạnh, bộ phát wifi...và các đầu cắm có thể tự động chuyển chế độ chờ hoặc hoạt động. Ngoài ra chúng còn có ứng dụng để cài vào smartphone và quản lý thông số dòng, áp, tiêu thụ của điện, rất tiện lợi.