Đề xuất buộc chủ đầu tư bồi thường cho người dân nếu bỏ hoang dự án

Nhà đất 28/05/2019 06:00

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (tỉnh Phú Thọ) cho rằng, Chính phủ cần rà soát lại các dự án treo, quy hoạch không thực hiện để xử lý dứt điểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Đề xuất buộc chủ đầu tư bồi thường cho người dân nếu bỏ hoang dự án - Ảnh 1

Khu Thanh Đa - Bình Quới sau hơn 25 quy hoạch treo.

Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Lê Công Đỉnh (tỉnh Long An) cho biết, ông cơ bản thống nhất với báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị. 

Theo ông Đỉnh, từ khi Luật Đất đai có hiệu lực từ năm 2013 đến hết năm 2018, báo cáo đã nêu rất đầy đủ và chi tiết những vấn đề có liên quan nội dung giám sát, vấn đề được đông đảo các cử tri quan tâm. 

Tuy vậy, đại biểu đến từ tỉnh Long An bày tỏ nhiều băn khoăn và lo lắng về các dự án treo hiện nay.

Theo ông Đỉnh, ở trang 17 của báo cáo nêu một số dự án chưa xác định được nguồn lực, chưa có cơ chế chọn nhà đầu tư có năng lực đã xảy ra tình trạng dự án treo gây bức xúc trong cộng đồng dân cư, trong các khu quy hoạch. 

Thêm nữa, phần ghi chú số 36 ghi khảo sát tại khu vực quy hoạch Bình Quế, Thanh Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, dự án kéo dài làm hạn chế đến việc sử dụng đất của các hộ dân trong quy hoạch. 

“Báo cáo giám sát chỉ nêu một trường hợp như trên nhưng trên thực tế cả nước còn rất nhiều trường hợp như thế. Không nói là quy hoạch treo, dự án treo là khá phổ biến, ảnh hưởng đến đời sống người dân với nhiều lý do khác nhau. Do vướng quy hoạch nên người dân không được xây nhà mới, không thể chuyển mục đích sử dụng đất, không thể đầu tư phát triển, gây thiệt hại tài sản, lãng phí nguồn lực xã hội, quốc gia, gây bức xúc cho người dân”, ông cho biết.

Theo đại biểu đến từ tỉnh Long An, tiếp xúc cử tri trong vùng dự án, trong vùng quy hoạch, người dân rất đồng tình với chủ trương của Đảng, Nhà nước về quy hoạch phát triển đô thị theo hướng đô thị thông minh, đô thị bền vững nhưng họ đề nghị cho biết khi nào triển khai quy hoạch, phân khu chức năng, khi nào triển khai các dự án ngay cả các dự án do nhà nước làm chủ đầu tư, dự án công. 

Chính quyền địa phương trả lời là đang cân đối nguồn lực và đang xúc tiến kêu gọi đầu tư. Cử tri lại hỏi, quy hoạch dự án đã kéo dài nhiều năm như vậy, khi nào thực hiện, đất đai của chúng tôi được cấp giấy hẳn hoi nhưng không làm gì được?

“Để tránh việc chậm không triển khai quy hoạch treo, dự án treo tôi đề nghị cần quy định rõ thời gian phải triển khai, hoàn thành triển khai dự án quy hoạch đã được phê duyệt, nhất là đối với quy hoạch phân khu chức năng, trong đó có khu đô thị. Cần có chế tài quy định rõ ràng trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại chậm, không triển khai dự án quy hoạch gây ra. Tôi xin đề xuất nội dung bồi thường thiệt hại của người dân liên quan việc chậm chưa triển khai quy hoạch phân khu”, ông Đỉnh nói.

Cùng phát biểu ý kiến về các dự án treo, đại biểu Hoàng Quang Hàm (tỉnh Phú Thọ) cho rằng, Chính phủ cần rà soát lại các dự án treo, quy hoạch không thực hiện để xử lý dứt điểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân. 

Theo ông Hàm, đối với các vùng đất quy hoạch lâu dài chưa thực hiện ngay cần di dời người dân để tạo quỹ đất sạch hoặc có chính sách đảm bảo quyền lợi cho người dân về sửa chữa, cải tạo, tách hộ.

“Đây cũng là vấn đề rất bức xúc liên quan đến quy hoạch đất từ Trung ương đến địa phương và người dân ở vùng đất quy hoạch này không an cư được, thậm chí mua bán chuyển nhượng nhà cũng khó khăn, mất giá. Có dự án như dự án khu Bình Quế, Thanh Đa, Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến gần 4.000 hộ dân gần 15.000 nhân khẩu có chủ trương quy hoạch từ năm 1992 đến nay đã 27 năm chưa thực hiện”, ông Hàm cho biết.

Giả mạo quy hoạch để bán nền trên đất của người khác

UBND quận 12 vừa phát đi cảnh báo về việc rao bán đất trái quy định trên địa bàn phường Thạnh Xuân. Trong đó, một số đối tượng đã tự ý vẽ ra quy hoạch rồi phân lô, bán nền trái phép.

TIN MỚI NHẤT

6 năm lấy nhau chồng không cho vợ về quê chồng và sự thật đau đớn Tôi và chồng lấy nhau nhưng không được lòng gia đình bên chồng. Ngày trước cha mẹ chồng tôi chê tôi lớn hơn chồng 2 tuổi thì không xứng. Mẹ chồng tôi lại có tiếng khó tính, tôi nghe chồng tôi kể hai chị dâu của anh khổ sở đủ đường với bà. Nhưng chồng tôi thì một mực lấy tôi. Sau đó thì tôi nghe chồng mình nói ông bà không thích tôi về quê, hai người chỉ muốn nhìn cháu và con trai. Tôi nghe vậy cũng buồn lắm. Tính ra tôi cũng xinh xắn, kiếm tiền được, sinh hẳn hai đứa cháu kháu khỉnh. Ông bà cũng chưa từng chung sống với tôi thì làm sao biết tính tôi có tốt hay không? Nhưng dù sao thì cũng là cha mẹ của chồng mình, tôi không thể trách móc mãi. Cho đến nay đã 6 năm, chỉ đúng một lần về quê trước khi cưới, sau đó tôi không hề đặt chân về quê chồng. Dù tôi và chồng đều là dân tỉnh lên Sài Gòn sống nhưng tôi chưa từng phải chịu cảnh ăn Tết nhà chồng. Cứ lễ Tết là chồng tôi lại dẫn con về quê nội, tôi thảnh thơi về quê ngoại. Vài lần tôi nghĩ dù sao mình cũng là phận dâu con nên nói chồng để tôi về thăm cha mẹ chồng. Nhưng chồng tôi khăng khăng từ chối, anh dịu giọng nói không muốn tôi chịu ấm ức, cứ để anh lo là được. Tôi nghe thế mà yên tâm, thấy càng thương chồng hơn. Tôi nào ngờ, người chồng hiền lành của mình lại giấu giếm một bí mật đáng khinh suốt 7 năm chung sống với tôi. Cách đây khoảng 3 tháng, mẹ chồng của tôi nhập viện vì tai biến. Chồng tôi xin nghỉ làm về chăm nom mẹ. Vài ngày sau thì tôi nghe tin mẹ chồng qua đời. Tôi vội vàng bắt xe về quê chồng ngay mà chưa kịp báo với chồng. Qua 3 ngày làm đám tang cho mẹ chồng thì tối hôm đó tôi phát hiện chồng mình lén lút đi ra khỏi nhà từ cổng sau. Tôi linh tính có điều lạ nên bèn đi theo sau anh. Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh - Ảnh minh họa: Internet Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh. Anh đi đến một tay ôm, một tay nắm tay đưa cô ta vào nhà. Tôi đứng ở ngoài nhìn qua ô cửa sổ thì thấy hai người chẳng khác gì cặp tình nhân lâu ngày gặp lại. Không chỉ ôm ấp, họ còn hôn nhau, nói chuyện vui vẻ. Tôi chưa bao giờ thấy chồng mình dịu dàng như thế. Rồi tôi thấy chồng đưa cho cô ta một phong bì, chắc là có tiền trong đó. Đêm đó, sau khi bị tôi truy hỏi không có đường lui thì chồng tôi cũng thú nhận. Người phụ nữ kia là người yêu cũ của chồng tôi. Cả hai từng yêu nhau sâu đậm cho đến khi cô ta bị tai nạn phải cắt mất một chân. Chính điều này khiến cha mẹ chồng tôi không cho phép họ lấy nhau. Sau đó anh bỏ vào Sài Gòn thì gặp được tôi. Anh thú nhận mình vẫn còn tình cảm với tình cũ. Anh tìm cách nói với cha mẹ chồng để tôi không phải về quê anh dịp lễ Tết. Nhưng không phải vì thương tôi, mà là vì anh tìm cơ hội để về thăm người cũ. Anh không chỉ qua lại với cô ta mà còn đưa tiền trợ cấp hàng tháng. Anh cầu xin tôi tha thứ cho anh, người phụ nữ kia rất đáng thương. Cô ta không có gia đình, chân lại tật nguyền, anh chỉ xin tôi cho phép anh phụ giúp cô ta tiền bạc. Anh thề sẽ không bao giờ gặp lại người yêu cũ nữa. Nghe chồng thú tội tới đây thôi mà tôi như chết lặng. Hóa ra suốt 7 năm nay tôi chung sống với người chồng ngoại tình mà không hay biết. Chỉ vì tin những lời ngọt ngào anh nói mà tôi bị lừa dối trắng trợn. Giờ anh còn ra điều kiện phải để anh nuôi cô ta à? Tôi thật sự không thể chịu nổi. Nhưng với dáng vẻ khổ sở của chồng vì cô ta, liệu khi biết tôi không đồng ý thì anh có bỏ vợ con theo bồ không? Vậy tôi phải làm gì đây?

Tâm sự Eva 2 giờ 13 phút trước