Lệnh cấm của bố mẹ có thể nuôi dạy nên những đứa trẻ ngoan nhưng sau khi trẻ khôn lớn, trẻ có thể đánh mất tinh thần nhiệt huyết.
- Bé 12 tuổi tự vẫn khiến gia đình hối hận vì cách dạy con sai lầm: Bài học cảnh tỉnh cho nhiều cha mẹ
- 10 kỹ năng "cha mẹ dạy - con áp dụng" để trẻ đi lạc đường trở về nhà an toàn
Bố mẹ cần tránh đưa ra những lời cấm đoán trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi chúng có thể tác động tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến cuộc đời của trẻ.
1. Không được làm bất cứ chuyện gì
Lệnh cấm này rất dễ xảy ra, đặc biệt là ở nhóm bố mẹ nghiêm khắc, bảo thủ.
Chẳng hạn:
"Con không được trèo cây, con sẽ gặp nguy hiểm!".
"Con không được đá banh, con sẽ bị thương đấy!".
"Con không được chơi với đứa trẻ hư hỏng ấy!".
Lệnh cấm của bố mẹ sẽ khiến trẻ hình thành tư duy: "Mình không nên làm bất cứ chuyện gì, bởi có thể khiến bố mẹ nổi cáu!".
Lệnh cấm của bố mẹ có thể nuôi dạy nên những đứa trẻ ngoan, nhưng sau khi trẻ khôn lớn, trẻ có thể đánh mất tinh thần nhiệt huyết và dễ dàng phục tùng ý kiến của người khác. Khi trẻ trưởng thành, nếu không có chỉ thị của bố mẹ hoặc cấp trên, trẻ sẽ không biết việc mà mình nên làm.
2. Không được là chính mình
Chẳng hạn:
"Con gái không được phép làm những điều đó...".
"Con trai không được khóc nhè!".
Lệnh cấm của bố mẹ đã phần nào phủ định giới tính và cá tính của trẻ, khiến trẻ thiếu tự tin, dễ bị lời khen chê của xã hội tác động.
3. Không được nhõng nhẽo
Chẳng hạn:
"Con là anh trai, không được nhõng nhẽo trước mặt em!".
"Con là chị gái, không được khóc nhè!".
Những bé có em trai, em gái thường được nghe lệnh cấm rất quen thuộc này của bố mẹ. Lệnh cấm này bắt buộc trẻ phải trưởng thành, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi trở thành "ông cụ non, bà cụ non" trước mặt bố mẹ.
4. Không được trưởng thành
Chẳng hạn:
"Con không cần làm gì cả, mẹ sẽ giúp con làm mọi thứ!".
Lệnh cấm này thường gặp ở những bậc cha mẹ bảo hộ con quá mức, họ cưng chiều trẻ và không để trẻ làm bất kì chuyện gì. Những đứa trẻ này sau khi lớn lên sẽ mất khả năng tự chủ trong mọi vấn đề, thậm chí ngay cả chuyện kết bạn, chọn người bạn đời cũng sẽ do bố mẹ sắp đặt.
5. Không được có cảm xúc
Chẳng hạn:
"Con không được khóc nhè, con phải nín ngay!".
Lệnh cấm của bố mẹ khiến trẻ kìm nén cảm xúc, thậm chí trẻ có thể chai lì cảm xúc. Trẻ sẽ không quan tâm mọi sự vật, sự việc quanh mình, không cảm động hay thấu hiểu với mọi người xung quanh. Ngay cả khi đau đớn về tinh thần hay thể xác, trẻ có thể nhớ đến lệnh cấm của bố mẹ và không thể khóc để giải tỏa cảm xúc.
6. Không được suy nghĩ
Chẳng hạn:
"Con không được cãi lời bố mẹ!".
"Con phải im lặng ngay!".
Lệnh cấm của bố mẹ khiến trẻ ngừng suy nghĩ, ngừng phán đoán. Trẻ có thể mê muội tin vào lời nói của mọi người mà không thèm phản bác đúng sai.
7. Không được gần gũi
Chẳng hạn:
"Hiện nay bố mẹ đang rất bận, lát sau hãy nói!".
"Bố mẹ cần sự yên tĩnh!".
Lệnh cấm của bố mẹ khiến trẻ tránh xa, không được gần gũi bố mẹ. Sau khi trưởng thành, trẻ sẽ có xu hướng nhẫn nhịn và không trải lòng với bố mẹ về những biến cố trẻ gặp phải trong cuộc sống.
8. Không được thành công
Khi trẻ làm việc tốt, trẻ không nhận được sự khen ngợi của bố mẹ. Nhưng ngược lại, khi trẻ gặp thất bại liền nhận được sự cổ vũ, khích lệ của bố mẹ.
Trải nghiệm này lặp đi lặp lại khiến trẻ nhận ra, bố mẹ không quan tâm đến thành công của mình, chỉ khi mình thất bại mới nhận được sự quan tâm của bố mẹ. Trẻ sẽ bắt đầu nảy sinh lệnh cấm trong tiềm thức của mình là "Không được thành công" để được bố mẹ quan tâm.
9. Không được ham muốn
Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khó, hoặc ngay từ nhỏ trẻ bị bệnh khiến gia đình gặp áp lực về kinh tế sẽ dễ nảy sinh lệnh cấm này.
Trẻ không thể thẳng thắn nói với bố mẹ những thứ mà mình muốn. Nghiêm trọng hơn trẻ có thể từ bỏ hạnh phúc và đẩy cơ hội sang cho người khác.
10. Không được khỏe mạnh
Chỉ khi trẻ bị đau ốm mới được bố mẹ quan tâm và cho ăn những món yêu thích hoặc trẻ nhận thấy bố mẹ chỉ yêu thương anh chị em bị bệnh, thì trẻ sẽ tiêm nhiễm lệnh cấm này vào trong đầu. Lệnh cấm này khiến trẻ luôn muốn bản thân bị bệnh hoặc bị thương để nhận được sự chú ý của bố mẹ.
11. Không được tỏ ra quan trọng
Khi trẻ đạt kết quả tốt trong học tập, chắc hẳn trẻ sẽ háo hức muốn khoe với bố mẹ. Thế nhưng nếu bố mẹ hờ hững và phản ứng lạnh nhạt với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy hụt hẫng.
Theo thời gian, trẻ sẽ nảy sinh lệnh cấm với bản thân là "Không được tỏ ra quan trọng", trẻ sẽ không cố gắng trở nên nổi bật trong mắt bố mẹ và trẻ sẽ chán ghét khi được giao nhiệm vụ quan trọng.
12. Không được chơi với bạn
Chẳng hạn:
"Con không được chơi với đứa trẻ đó, nó không phải bạn của con!".
Lệnh cấm của bố mẹ khiến trẻ xa cách bạn bè, khó hòa nhập vào môi trường xã hội. Sau khi trưởng thành, trẻ có thể cảm thấy đơn độc, trẻ không thể cảm nhận mình thuộc về bất cứ đoàn thể hoặc nhóm bạn bè nào cả.
13. Không được tồn tại
Chẳng hạn:
"Con chính là nguyên nhân khiến bố mẹ không thể ly hôn!".
"Bởi vì con ra đời nên nhà mình mới nghèo khổ!".
Những bậc cha mẹ xem con mình là điềm xấu, điều xúi quẩy trong gia đình sẽ vô thức nói những điều này khiến trẻ cảm thấy tổn thương.
Trẻ sẽ phủ nhận sự tồn tại của bản thân, trẻ sẽ tiêm nhiễm lệnh cấm vào trong đầu rằng mình không nên tồn tại. Thậm chí trẻ không biết trân trọng sinh mạng của bản thân, trẻ sẽ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực hoặc tự làm tổn thương chính mình.