Mẹ có biết rằng: tư thế ngủ của bé cũng sẽ phản ánh được phần nào tính cách cũng như trí thông minh của trẻ trong tương lai. Bé thường xuyên nằm tư thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
- Bé 3 tháng tuổi chết sau khi massage, cảnh báo những trường hợp không được massage cho trẻ
- 3 phút địa ngục suýt mất con vì chiếc kẹo mút, bà mẹ cảnh báo về thứ nhỏ bé cha mẹ không thể coi thường
Nằm sấp
Một nghiên cứu từ Đại học Harvard, Mỹ đã khẳng định, trẻ thường xuyên có thói quen nằm sấp sẽ có trí thông minh và IQ vượt trội hơn các bạn khác. Những đứa trẻ thích nằm sấp đa số cũng có cá tính mạnh mẽ, dũng cảm, sống nội tâm, không dễ bị nản lòng khi gặp vấp ngã trong tương lai.
Tuy nhiên đây là một tư thế nằm khá nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Lý do là vì bé sẽ dễ bị nghẹt thở cùng nguy cơ mắc các căn bệnh khác. Tốt nhất mẹ chỉ nên để con nằm sấp trong khoảng thời gian ngắn vào ban ngày, vào ban đêm hãy sửa và tập cho bé nằm ở tư thế khác sẽ an toàn hơn cho con.
Nằm ngửa dang rộng tay chân
Cũng theo kết quả của công trình nghiên cứu trên, khi khảo sát khoảng 350 em bé có sức khỏe và phát triển bình thường, trẻ thích nằm ngửa dang rộng tay chân cũng có chỉ số thông minh ở ngưỡng cao.
Các em bé có thói quen nằm như thế này được cho là người rất tự tin, thoải mái, lạc quan yêu đời và luôn giữ được thái độ bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Nằm nghiêng qua trái hoặc qua phải
Bé thường xuyên nằm nghiêng theo bản năng mà không có sự can thiệp của cha mẹ đa phần lớn lên sẽ khác nhút nhát. Lý giải cho việc này, các chuyên gia cho rằng tư thế nằm nghiêng vừa khép nép, vừa giống như đang ở trạng thái phòng vệ, vì thế nên bé thường có cảm giác sợ sệt, nhút nhát vì mất an toàn.
Nằm cuộn tròn người lại
Khi còn nằm trong bụng mẹ, bào thai luôn phát triển trong tư thế cuộn tròn để vừa với không gian chật hẹp trong bụng mẹ. Không những thế, chúng còn giúp thai nhi luôn cảm thấy an toàn vì cảm giác được che chở. Sau khi ra đời, nhiều em bé vẫn thích nằm theo tư thế bào thai này vì không gian bên ngoài quá rộng lớn, không còn chật hẹp nữa khiến con cảm thấy lạ lẫm.
Những em bé hay nằm cuộn tròn thường có suy nghĩ nhạy cảm nhưng không kém phần sâu sắc, thích được chở che, bao bọc và có thiên hướng với các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật.
Tuy những thông tin trên chưa được kiểm chứng hoàn toàn nhưng mẹ hãy cố gắng chọn lựa những tư thế ngủ tốt nhất để đảm bảo sự phát triển trí óc và sức khỏe cho con.
Ngoài ra, mẹ hãy tham khảo mẹo giúp bé sơ sinh ngủ đúng giờ
Quan sát thói quen ngủ của bé
Khi mới sinh tức là khoảng 2 tuần đầu tiên, bạn vẫn phải chiều theo thói quen ngủ của bé nhé, bởi lúc này bé vẫn có thói quen như ở trong bụng mẹ. Và trong chính giai đoạn này bạn cần quan sát thói quen ngủ của bé cũng như những cách mà bé ngủ để có tiền đề cho giai đoạn học tập sắp tới.
Bắt đầu từ tuần thứ 2 bạn có thể cho bé học cách ngủ ngoan chỉ trong một thời gian ngắn thôi, bé sẽ quen và có thói quen tốt giúp mẹ nhàn tênh trong quãng thời gian dài sắp tới. Việc quan sát bé ngủ cũng được xem là mẹo giúp bé sơ sinh ngủ đúng giờ cực hiệu quả các bạn nhé.
Tìm hiểu sự phát triển sinh lý của trẻ
Với trẻ sơ sinh khoảng 2 tuần tuổi, bé không thức được lâu, thời gian bé thức chỉ khoảng 2h là tối đa, vì vậy cứ khoảng 2h bé chơi thì bạn nên cho bé ăn để chuẩn bị cho một giấc ngủ mới. Nếu bé chớp mắt hoặc lim dim, ngọ ngoạy nhiều hơn hoặc bé ngáp.
Đó là những dấu hiệu bé muốn báo cho mẹ biết là con đang buồn ngủ và bạn hãy cho bé ngủ. Chính vì thế nên bạn phải sắp xếp thời gian ăn, chơi, sinh hoạt, tắm rửa vào khoảng thời gian bé thức, chớ nên làm vào lúc bé buồn ngủ nhé, bé sẽ trở nên cáu gắt đấy.
Dạy bé phân biệt ngày và đêm
Đây là mẹo giúp bé ngủ ngoan được nhiều bà mẹ áp dụng. Khoảng 2 tuần trở đi, bạn có thể tắt điện khi đi ngủ, khi thức dậy thì bật điện cho sáng, ngày này qua ngày khác bạn hãy làm đúng giờ. Nếu 8h tối bạn cho bé đi ngủ, hãy tắt điện, hạn chế tiếng động, khi bé ngủ cũng không nên để đèn ngủ quá sáng, chỉ khi cần thiết bạn mới nên bật đèn ngủ nhé. Khi thức dậy bạn có thể bật nhạc nhẹ, hoặc làm những việc có tiếng động để bé biết đó là giờ hoạt động và ngược lại.
Lưu ý một điều đó là khi ngủ ban đêm, dù bé có thức giấc bạn cũng kệ bé nhé, nếu bé đi vệ sinh bạn cứ thay tã cho bé trong ánh sáng của đèn ngủ hoặc đặt chiếc đèn ở dưới mông của bé. Thay xong bạn lại tắt đèn đi.