Nhiều cha mẹ sẽ phải ân hận vì đã không dạy con điều này...

Ngắm con yêu mỗi ngày 06/07/2019 13:00

Giao tiếp xã hội là quá trình trẻ nhỏ quan sát, học hỏi từ những hành vi, lời nói của mọi người xung quanh để từ đó tạo lập những cảm xúc và hành động phù hợp. Đây vốn là quá trình vô cùng quan trọng nhưng lại bị nhiều bậc cha mẹ bỏ quên.

Cần sớm quan tâm tới cách thức tương tác với trẻ nhỏ

Vai trò quan trọng của giao tiếp xã hội

Nhiều cha mẹ sẽ phải ân hận vì đã không dạy con điều này... - Ảnh 1

Tuỳ từng trường hợp mà quá trình giao tiếp xã hội sẽ đóng một vai trò nặng - nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã chỉ ra những tác động quan trọng của giao tiếp xã hội đối với sự phát triển của trẻ nhỏ:

- Giao tiếp xã hội giúp nâng cao sự phát triển cảm xúc của trẻ nhỏ. Đặc biệt, nó sẽ giúp trẻ sơ sinh học được ý nghĩa của những biểu cảm, đi kèm theo âm thanh và mối liên hệ giữa người với người, người với vật.

- Trẻ nhỏ sẽ dựa trên giao tiếp xã hội để đưa ra các quyết định về việc nên làm và không nên làm. Đây cũng là tiền đề để trẻ học được kỹ năng đưa ra các quyết định quan trọng sau khi trưởng thành.

- Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu hiểu được ý nghĩa tích cực - tiêu cực bắt nguồn từ những biểu hiện khác nhau, đặc biệt, quá trình này sẽ được soi chiếu dựa trên môi trường của từng gia đình cụ thể.

Tận dụng giao tiếp xã hội cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng giao tiếp xã hội như một công cụ dạy dỗ, rèn luyện cho trẻ nhỏ, cụ thể như sau:

- Sử dụng các biểu cảm khuôn mặt khi chơi đùa, tương tác với trẻ nhỏ. Hãy để cho trẻ được quan sát những biểu cảm đa dạng của cha mẹ và từ đó, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được ý nghĩa trong từng tình huống cụ thể.

- Đảm bảo giọng nói và ngôn ngữ cơ thể luôn đồng bộ với nhau. Nếu cha mẹ mỉm cười chào hàng xóm nhưng cơ thể lại bồn chồn, muốn lùi bước thì những dấu hiệu này sẽ khiến trẻ cảm thấy bối rối và dễ ghi nhận những cách biểu đạt không đồng nhất.

- Tận dụng giao tiếp xã hội để dạy trẻ học hỏi những điều mới, ví dụ như để trẻ tự đưa ra quyết định khi chọn đồ ăn. Thái độ tích cực của cha mẹ có thể kích thích trẻ thử ăn những món đồ bổ dưỡng và mới lạ.

Đừng phạm phải sai lầm này nếu không muốn con cái mất tự tin khi trưởng thành

Sự tự ti trở thành chướng ngại tâm lý thường thấy ở trẻ. Do tự ti nên trẻ hay sợ sệt, nhạy cảm, thiếu tự tin, khiếm khuyết về tính cách. Thế nhưng, nguyên nhân trẻ tự ti thông thường lại là do cha mẹ gây nên.

TIN MỚI NHẤT