Mách nước mẹ và bé cùng chế ngự cơn giận dữ

Ngắm con yêu mỗi ngày 06/07/2019 13:00

Để tránh có những hành động và lời nói thiếu suy nghĩ trong cơn nóng giận, cả cha mẹ lẫn con đều cần có những cố gắng giúp bản thân bình tâm lại và hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc.

Mách nước mẹ và bé cùng chế ngự cơn giận dữ - Ảnh 1

Đối mặt với cơn giận dữ chẳng bao giờ dễ dàng.

“Nghỉ giải lao”

Thay vì cố gắng tranh luận với con khi con đã nổi nóng, cha mẹ nên cho con một quãng nghỉ kịp thời hoặc tạo cho con không gian riêng trong phòng để tự “làm nguội” đầu óc.

Nhiều đứa trẻ có xu hướng hành động bạo lực trong cơn tức giận và cách hiệu quả nhất trong trường hợp này chính là giữ cho con ngồi yên từ một đến hai phút.

Biểu đạt cảm xúc

Đôi khi, con trẻ la hét, đấm, đá chỉ bởi không có cách nào khác để biểu đạt cơn tức giận của mình. Vì vậy, hãy dạy con cách nói ra chính xác những cảm xúc mình đang có, ví dụ, con đang sợ hãi, lo lắng, phiền muộn, cáu bẳn hay giận dữ… Hãy hướng cho con dùng lời nói để biểu đạt, thay vì có những hành động xốc nổi, cực đoan.

Giải toả cảm xúc

Hạch hạnh nhân trong não bộ sẽ là nơi đầu tiên “phát động” cơn giận dữ. Sau đó, lượng adrenalin trong máu sẽ tăng lên khiến cho nhịp tim tăng cao kèm theo các co bóp mạch máu. Những thay đổi này dễ khiến cơ thể có phản ứng hung hăng, bạo lực. Và để tránh các cách phản ứng tiêu cực, cha mẹ có thể để con “xả stress” vào gối, cho con đi tập chạy, đi bơi hoặc chơi một môn thể thao kích thích vận động nào đó.

Đồng cảm

Đồng cảm quả thực là “khắc tinh” của giận dữ. Nếu con tức giận, hãy khuyến khích con nói về nguyên nhân, phản ứng khi tức giận và hãy cố gắng hiểu được cảm xúc của con. Khi cha mẹ sẵn sàng lắng nghe mà không kèm theo phán xét, chê bai, con trẻ chắc chắn có thể dần dần bình tĩnh trở lại.

Làm một tấm gương tốt

Nếu con từng chứng kiến quá nhiều cuộc đối thoại căng thẳng, tức giận, con sẽ tự nhiên có những cách phản ứng tương tự. Vì vậy, trước hết các bậc cha mẹ nên tự mình học cách kiểm soát, chế ngự cơn giận.

Quy tắc xử lý

Đôi khi, những quy tắc sẽ giúp định hình cách hành xử của con. Hãy cho con biết con có thể giận dữ, nhưng những phản ứng bạo lực, hung hăng sau đó thì không được.

Cụ thể, con không được ném, đá, cắn, cấu… hoặc có bất kì hành động tổn thương nào tới bản thân cũng như người khác. Ngoài ra, con không được la hét hoặc nói tục, chửi bậy cũng như không được nói những điều cay nghiệt với người khác.

Giải pháp thay thế

Hãy thử tìm cho con những cách thức khác “giải tỏa” cơn giận, bên cạnh việc la hét, đấm đá. Ví dụ, cha mẹ có thể dạy con cách hít thở sâu mỗi khi con cảm thấy tức giận. Ngoài ra, con có thể tới những chỗ yên tĩnh, giống như khu vườn trước nhà, để ngồi nhắm mắt, tĩnh tâm. Hoặc con có thể thử vẽ một bức tranh miêu tả cảm xúc hiện tại của mình và dĩ nhiên, cha mẹ sẽ cần chuẩn bị cho con một bộ màu nước.

Đừng phạm phải sai lầm này nếu không muốn con cái mất tự tin khi trưởng thành

Sự tự ti trở thành chướng ngại tâm lý thường thấy ở trẻ. Do tự ti nên trẻ hay sợ sệt, nhạy cảm, thiếu tự tin, khiếm khuyết về tính cách. Thế nhưng, nguyên nhân trẻ tự ti thông thường lại là do cha mẹ gây nên.

TIN MỚI NHẤT