Tư thế ngồi được hầu hết trẻ yêu thích bị rất nhiều chuyên gia cảnh báo có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Minh chứng cho thấy cáu giận tốt cho trẻ hơn cha mẹ nghĩ, vì thế cứ để mặc cảm xúc của trẻ đi
- Trước 12 tuổi, cha mẹ nhất định phải nói với con 8 câu đáng giá này, trẻ sẽ sớm thành công và hạnh phúc
Tư thế ngồi xòe hai chân hay còn gọi là ngồi kiểu chữ W là một trong những tư thế ngồi thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trong khi trẻ ngồi chơi. Đó là tư thế ngồi trên một mặt phẳng, chân dang rộng ra hai bên, đầu gối cong và bàn chân hướng ra phía ngoài tạo thành hình như chữ W. Nếu bạn nhìn thấy con mình đang ngồi kiểu này, tốt nhất cha mẹ nên ngay lập tức sửa tư thế của bé để đảm bảo nó không trở thành một thói quen.
Trẻ nhỏ thường rất thích tư thế ngồi này là bởi vì nó khiến các bé có cảm giác thăng bằng, đặc biệt tiện khi chơi đồ chơi vì nếu phải với lấy đồ chơi cũng không bị ngã người, giúp trẻ chuyên tâm hơn vào việc muốn làm. Nó cũng khiến trẻ cảm thấy rất thoải mái khi ngồi do có trụ vững chắc, không phải dùng đến cơ ở thân quá nhiều để ngồi thẳng. Tuy nhiên, ít ai có thể lường được những tác hại mà tư thế ngồi này có thể gây ra đối với sức khỏe của trẻ.
Những tác hại của tư thế ngồi chữ W
Nhìn chung, tư thế ngồi này sẽ khiến trẻ phát triển chậm về khả năng kiểm soát tư thế và thăng bằng, kỹ năng vận động khéo léo đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn và dễ bị trật khớp. Khả năng phân chia cân nặng cơ thể đồng đều, một khả năng vô cùng quan trọng để tập đi hay lái xe, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi ngồi trên lớp học, trẻ sẽ bị giảm chú ý khi cố gắng phải ngồi thẳng, ngồi ngay ngắn trên bàn học.
- Hông và đầu gối: Nếu đứa trẻ luôn ngồi kiểu chữ W, hông và đầu gối phải thích ứng với trọng lượng bất thường đặt trên khớp. Qua thời gian, hông phát triển một phạm vi chuyển động rộng hơn, đôi lúc có thể xoay đến 80-900, vượt xa mức bình thường là 450. Việc này cũng khiến xương đùi mở quá rộng về hai bên, làm trẻ khó chịu khi phải ngồi ghế với hai chân để thẳng phía trước.
- Xương cẳng chân: Khi trẻ ngồi giữa hai chân, xương cẳng chân (xương mác và xương chày) sẽ bị xoắn ra phía ngoài và dần trở nên cứng ở vị trí này (còn gọi là xoắn xương chày); từ đó tạo thành tật: khi trẻ ngồi hay đứng với đùi song song, bàn chân cũng sẽ chĩa phía ngoài chứ không hướng thẳng về phía trước. Xoắn xương chày thường gắn liền với đau chân, đặc biệt là đau đầu gối vào ban đêm.
- Mắt cá chân: Nếu trẻ bước đi với các ngón chân chĩa ra ngoài theo kiểu chữ bát do xoắn xương chày, khớp mắt cá sẽ lệch qua phía bên của bàn chân. Điều này khiến trẻ đi bộ chậm chạp, hay mệt mỏi và đau chân khi chạy.
- Cơ bắp điều chỉnh tư thế (được tìm thấy ở vùng lưng, bụng và hông): Trẻ em ngồi kiểu W hầu như luôn luôn gặp khó khăn trong việc đứng cân bằng trên một chân do cơ bắp yếu.
Làm thế nào để sửa tư thế ngồi cho trẻ?
Cách tốt nhất là hướng trẻ đến các hoạt động đòi hỏi sự di chuyển nhiều hơn như chạy, nhảy, bơi lội, múa, yoga, đạp xe... để các cơ bắp của trẻ phát triển bình thường trở lại.
Một khi thói quen ngồi đã được hình thành thì việc sửa đổi sẽ vô cùng khó khăn. Vì thế, ngay từ khi phát hiện con mình có tư thế ngồi chữ W, bố mẹ hãy hướng sửa cho con ngay. Quan trọng nhất là bố mẹ nên ngồi làm mẫu cho con và trẻ sẽ học theo. Dưới đây là một số tư thế ngồi đúng mà bố mẹ nên dạy cho trẻ:
- Ngồi khoanh chân: Đây là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W, với hai chân bắt chéo nhau ở phía trước. Đây là tư thế phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển. Nó cũng giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng phối hợp vận động giữa hai bên cơ thể.
Nếu trẻ đang quen với tư thế ngồi W, các bác sĩ nhi khoa đưa ra một gợi ý hữu ích là dán hoặc vẽ hình hai mặt cười lên phía trong đầu gối của trẻ và dặn trẻ chỉ khi nào vẫn nhìn thấy 2 hình này thì tư thế ngồi mới chuẩn xác. Khi ngồi hình chữ W, trẻ sẽ không nhìn thấy 2 hình này.
Bố mẹ có thể ngồi phía sau trẻ, giữ hai chân trẻ vắt chéo vào nhau, có thể cho trẻ dựa một chút rồi giảm dần sự hỗ trợ của bạn cho đến khi trọng lượng cơ thể trẻ đã dồn về phía sau.
- Ngồi duỗi chân: Đây là kiểu ngồi bệt với hai chân thẳng duỗi ra trước mặt. Đây là kiểu ngồi rất tốt với thân vì ngồi tư thế này đòi hỏi cơ thân và bụng phải vận động nhiều.
- Bên cạnh đó, kiểu ngồi xếp hai chân sang một bên cũng nên được khuyến khích hoặc bố mẹ có thể mua một túi cát cho trẻ có thể thoải mái ngồi chơi hoặc đọc sách, lại vừa có thể tránh cho trẻ ngồi tư thế hình chữ W.