Chuyên gia đã chứng nhận 5 hoạt động vô cùng dễ dàng nhưng hiệu quả không ngờ sau đây để hỗ trợ cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
- Bị bạn cùng lớp lấy bút chì bày trò nghịch dại, bé trai phải hứng chịu tai nạn rùng rợn và lời cảnh báo với cha mẹ trước trò chơi học đường đầy tính nguy hiểm này
- Lớn tiếng quát con gái làm bài sai, bố trẻ nhận về màn phản pháo cực gắt còn dân mạng chỉ biết ôm bụng cười
1. Dùng "chướng ngại vật" để tạo cơ hội nói cho trẻ:1. Dùng "chướng ngại vật" để tạo cơ hội nói cho trẻ:
Bố mẹ có thể tạo ra những "chướng ngại vật" bằng cách đặt đồ chơi hay bất kì món đồ yêu thích của trẻ (có thể là đồ ăn) trong những thùng hoặc hộp đựng khó mở và ngoài tầm với của trẻ. Những chướng ngại vật này sẽ cho trẻ cơ hội để nói.
Trẻ sẽ có thể phản ứng lại bằng cách dùng cử chỉ để chỉ về phía món đò đó và dùng những từ đơn giản để có được nó và bố mẹ có thể giúp hay khơi gợi cho trẻ nói nhiều hơn bằng cách nói những câu kiểu như "Dùng từ ngữ để diễn tả đi con" hay hỏi những câu như "Con muốn gì nào?"
2. Miêu tả mọi thứ cho trẻ:
"Trò chuyện nhiều thông tin" chỉ những lúc bố mẹ và các bác sĩ trị liệu liên tục kể chuyện hoặc miêu tả những gì đang diễn ra khi trò chuyện với trẻ. Trẻ không nhất thiết phải trả lời hay nói gì, nhưng bản thân đây đã là một cách hiệu quả để trẻ tiếp nhận và lắng nghe những ngôn từ được bố mẹ hay thầy cô sử dụng.
3. Mở rộng ý tưởng của trẻ:
Khi trẻ nói một điều gì đó, đừng kết thúc đoạn hội thoại ngay lập tức. Thay vào đó, hãy mở rộng hay thêm chi tiết vào những gì con vừa nói. Đây là một đoạn hội thoại mẫu:
Trẻ: Mẹ ơi nhìn kìa, một chiếc ô tô!
Mẹ: Đúng rồi, đó là một chiếc xe ô tô màu xanh dương và có hình dán màu vàng ở phần trên.
Brừm, brừm! Một người đàn ông đang lái nó kìa.
Những câu nói giao tiếp với nhau như vậy có thể làm gia tăng vốn từ vựng cho trẻ.
4. Để con sửa sai cho bạn:
Nếu bạn chắc chắn con mình biết đúng nghĩa của một số từ nào đó, hãy thử thay những từ đó trong khi trò chuyện với con để con có cơ hội sửa sai cho bạn. Hoạt động này thường được khuyến khích dùng cho trẻ lớn một chút. Ví dụ, con bạn đang mân mê một chiếc bóng và bạn hỏi con đang làm gì nhưng cố tình hỏi sai câu hỏi. Bạn hỏi: "Con đang làm gì thế? Con đang ném bóng à?" Con sẽ có xu hướng sửa sai cho bạn và đưa ra câu trả lời đúng: "Không ạ, con chỉ đang mân mê nhào nặn nó thôi".
5. Tránh sử dụng thiết bị để dạy ngôn ngữ:
Những hoạt động đơn giản kể trên có thể giúp bố mẹ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và xây dựng vốn từ vựng nhưng bạn cũng cần phải nỗ lực trò chuyện cùng con nhiều hơn, hỏi con nhiều câu hỏi hơn. Điều quan trọng là bạn phải chính là người trò chuyện cùng con chứ không phải là các loại công cụ như điện thoại hay máy tính. Tốt hơn hết và lý tưởng nhất chính là giao tiếp hai chiều giữa bố mẹ và con cái.