Khi con hỏi mẹ "Từ này phát âm như thế nào?" và những câu tương tự, câu trả lời tồi tệ nhất là: "Sao ngay cả từ này con cũng không biết?".
- Sử dụng điện thoại như một "vú em", cha mẹ không hay biết tác hại khủng khiếp với con mình
- Cảnh báo thói quen cho trẻ chơi đu quay quá mạnh, một bé trai tụ máu não, vỡ mạch máu trong mắt
Một cặp vợ chồng đều là tiến sĩ, đều rất giỏi, nhưng phiền lòng vì đứa con lớp 3 luôn đứng cuối lớp. Người chồng bày tỏ, bởi vì "vợ quá giỏi nên con dốt". Hóa ra mỗi ngày, vợ anh đều kèm con học, nhưng mỗi lần chưa được 5 phút đã quát mắng con ngu ngốc.
Nhẹ nhàng, khôn ngoan, hiểu biết, những từ này được sử dụng để mô tả người mẹ và chỉ có người mẹ như vậy mới có thể nuôi dưỡng một đứa trẻ tốt. Làm thế nào để tính cách của trẻ không phát triển theo chiều hướng ngược lại với tính cách người mẹ? Dưới đây là 8 điều mẹ (và bố) không nên làm:
1. Mang khó chịu ở bên ngoài về nhà
Trước khi bước qua cánh cửa nhà, các bố mẹ phải tự nhắc nhở mình quên đi những khó chịu của ngày hôm nay, bây giờ mình đang đảm nhận vai trò của cha mẹ. Đứa trẻ cần bố mẹ thật hạnh phúc. Đừng bao giờ truyền những cảm xúc tồi tệ không liên quan lên con, vì chúng vô tội.
2. Không bảo vệ vinh dự nhỏ bé của con
Khi đứa trẻ háo hức nói với bố mẹ rằng bé có một phiếu bé ngoan ở trường ngày hôm nay, đừng tỏ ra phiền chán hay khinh thường mà hãy vui vẻ và khen ngợi con. Đứa trẻ lúc này chỉ muốn khoe và xem bố mẹ có chia sẻ niềm hạnh phúc với mình không, vì vinh dự này rất quan trọng đối với bé.
3. "Dạy dỗ" con mọi lúc
Khi đứa trẻ đến hỏi mẹ: "Từ này phát âm như thế nào?" và những câu hỏi như vậy, câu trả lời tồi tệ nhất là: "Tại sao ngay cả từ này con cũng không biết?". Người bố hay mẹ cũng không nên đưa ra đáp án hay giảng giải ngay lập tức.
Lúc này, hãy làm người mẹ "Không biết gì". Hãy nói: "Ồ, mẹ cũng không biết, con tự nghĩ đi?" hoặc "Mẹ không biết, chúng ta cùng tra từ điển nhé". Sau những lần như vậy, bé sẽ phát triển thói quen tự học, tự khám phá mà không cần dựa vào mẹ.
4. Mất bình tĩnh
Khi con nói hôm nay làm bài không tốt, tuyệt đối không được giận dữ sẽ khiến trẻ lo lắng. Cách tốt nhất là phân tích những lỗi sai của trẻ, rồi khuyến khích con: "Giờ con đã hiểu rồi đấy, như vậy kỳ thi sau sẽ không sai nữa".
Trường hợp bố mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, cách tốt nhất là hãy tránh đi 5 phút để bình tĩnh lại, sau đó nói chuyện với con sẽ hiệu quả hơn.
5. Con đối mặt thất bại, bố mẹ sớm nản lòng
Khi một đứa trẻ bị thất bại hoặc thất vọng, bố mẹ phải mạnh mẽ và không được bỏ cuộc. Bình tĩnh nói với con thất bại chỉ tạm thời.
Người bố, mẹ tệ nhất là dùng những ngôn ngữ cay nghiệt chế giễu con, đếm số lần sai phạm của con, thậm chí còn lôi lại chuyện cũ. Một đứa trẻ dưới sự giáo dục như vậy sẽ tự ti và thậm chí từ bỏ tương lai mà nó nên có.
6. Dùng nhiều câu lệnh "Con phải...", "Con nên..."
Nhiều bố mẹ thích thể hiện quan điểm của mình theo giọng "con phải..." và "con nên...", rồi yêu cầu trẻ thực hiện. Với cách làm như này, họ sẽ chỉ nhào nặn ra những đứa con không có chính kiến và phụ thuộc.
7. Trở thành người gây tổn thương sâu đậm nhất cho con
Người hiểu rõ con cái nhất trên thế giới chính là mẹ và bố, người biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của trẻ cũng là họ. Chính vì thế, nếu bố mẹ lúc nào nói chuyện cũng chỉ thẳng vào điểm yếu, rồi mỉa mai hoặc châm biếm, hoặc biết rõ con mình không làm được điều đó nhưng vẫn bắt nó làm, bắt con phải thực hiện ước mơ của mình... Điều này sẽ khiến đứa trẻ bị tổn thương và tai hại là những tổn thương này đều đến từ người mình thương yêu nhất.
8. Càm ràm thay vì biết im lặng đúng lúc
Các bà mẹ phải kiểm soát lượng ngôn ngữ trước mặt con mình. Trên thực tế, im lặng của mẹ có sức thị uy rất lớn với trẻ, còn càm ràm luôn phản tác dụng. Vì thế, sau khi sau khi phân tích ngắn gọn lỗi của con, bố mẹ nên để cho con thời gian suy nghĩ. Trong lúc đó, sự im lặng của bố mẹ sẽ khiến trẻ nhận thức rõ ràng vấn đề và sửa chữa.
Có câu "Mỗi khoảnh khắc khi bạn nhìn thấy con, cũng chính là đang nhìn thấy bản thân mình. Khi bạn dạy con cũng là đang giáo dục mình và hoàn thiện tính cách của mình". Làm cha mẹ như một sự nghiệp tự hoàn thiện bản thân.