Cù lét hay la mắng trẻ là hai điều cha mẹ nào cũng từng làm. Nhiều phụ huynh cho rằng đó là điều tốt cho trẻ, nhưng không hẳn vậy. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhìn nhận lại.
- 9 tình huống cha mẹ phải nói 'không', con sẽ có nhân cách tốt khiến cả nhà tự hào
- 5 lý do khiến con không chịu nghe lời, nhiều cha mẹ Việt chắc chắn bất ngờ
Thích đi giày cao gót
Những đôi giày gót cao từ 5 cm trở lên cũng là mối đe dọa cho các bạn gái sắp làm mẹ, vì khi mang nó thường xuyên, áp lực dồn lên phía trước bàn chân có thể làm cho khung xương chậu của họ bị nghiêng sang một bên. Đây là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh và giảm một số chức năng của bụng, từ đó giảm khả năng thụ thai. Các dây thần kinh hông là một trong những dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Nó kéo dài từ cột sống đi xuống đến gót chân. Giày cao gót sẽ trực tiếp gây áp lực lên các dây thần kinh này.
Thai nhi càng phát triển to, các dây thần kinh này càng phải chịu áp lực mạnh hơn, dẫn đến những cơn đau lưng khủng khiếp. Do đó, khi đang mang thai, chị em vẫn tiếp tục đi giày cao gót thì nguy cơ đau mỏi lưng còn tăng lên gấp nhiều lần. Những đôi giày gót cao có thể khiến chị em bị mất thăng bằng, trẹo chân. Điều này rất dễ ảnh hưởng tới cơ thể người mẹ cũng như ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Cù léc khiến trẻ cười nhưng không vui
Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ hào hứng, không thể ngừng cười khi bị cù, ngay cả khi chúng thực sự ghét nó. Tiếng cười phản xạ này mang đến cho bố mẹ ảo tưởng rằng đứa trẻ thích thú, trong khi thực sự thì không.
Trong một nghiên cứu thực hiện tại Đại học California năm 1997, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cù léc không tạo ra cảm giác hạnh phúc giống như khi ai đó cười trước một trò đùa vui nhộn. Cù léc chỉ tạo ra một ảo giác với người ngoài rằng họ đang cười.
Nhột có thể gây ra tiếng cười không kiểm soát và rất khó để dừng lại. Tiếng cười gây ra bởi sức ép liên tục có thể đạt đến điểm mà người bị cù không thể thở được, và họ cũng không thể nói rằng đang ở trong một tình huống khó khăn. Rõ ràng, đó là một sự khởi đầu như "trò vui" có thể gây ra các biến chứng y tế nghiêm trọng.
Patty Wipfler, một chuyên gia chăm sóc trẻ em và là người sáng lập, giám đốc Tổ chức Hand in Hand cho biết, từ kinh nghiệm của bà, cù léc trong thời thơ ấu là nguyên nhân phổ biến cho những dấu ấn tồi tệ về cảm xúc, ngay cả khi đã trưởng thành.
Bà cho biết chấn thương tâm lý do cù léc có thể dẫn đến việc người đó không thể thư giãn khi ở gần người khác, cảm thấy không an toàn ngay cả khi ngủ gần những người họ tin tưởng và luôn cảnh giác mỗi khi có sự đụng chạm ngẫu nhiên.
Sử dụng những ngôn từ tiêu cực
Nếu bạn nói những câu kiểu như: “Con làm mẹ hổ thẹn” “Anh (em) họ của con thông minh hơn con” ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Những câu ngôn từ hạ bệ, sỉ nhục, gây tổn thương và không tôn trọng trẻ mà bố mẹ sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ. Thực tế những đứa trẻ trưởng thành trong những gia đình như vậy có xu hướng cảm thấy mình không xứng đáng, không được yêu thương, bị từ chối và sẽ ít phát triển lòng tự trọng.Nhiều bố mẹ cho rằng đây là những chỉ trích tích cực hay những lời động viên để thêm nghị lực cho trẻ nhưng thực tế là chúng hoàn toàn phản tác dụng. Có rất nhiều cách để truyền cảm hứng cho trẻ, nhưng không phải là cách sử dụng những ngôn từ tiêu cực.