Ớt khô là “diễn viên chính” của hũ ớt sa tế nhưng thiếu 6 nguyên liệu sau thì chẳng còn gì là ngon

Nấu gì hôm nay 07/07/2018 13:00

Ớt sa tế trông có vẻ như khá dễ làm, chỉ cần đổ dầu nóng vào ớt khô xay là đã có được hũ ớt sa tế đẹp mắt và cay nồng. Tuy nhiên, ớt khô xay không phải là nguyên liệu duy nhất mà bạn cần phải thêm 6 nguyên liệu nữa thì hũ ớt sa tế mới ngon đúng điệu.

Ớt sa tế là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Với nhiều món ăn mà nói, sự hiện diện của ớt sa tế cũng quan trọng như nước mắm vậy. Đây là một hỗn hợp gồm 2 nguyên liệu chính là dầu và ớt khô xay, tạo nên một loại gia vị ướp thực phẩm, thêm vào trong những bát bún, bánh canh. Vị cay nồng từ ớt thực sự rất kích thích vị giác, giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.

Nếu như bạn là một người thích ăn cay và thích vị cay nồng, beo béo của ớt sa tế, hãy tự làm cho mình một lọ ớt để dùng dần. Chắc chắn rằng nó sẽ ngon hơn rất nhiều lần so với việc bạn mua hũ ớt ngoài, hương vị đặc biệt này sẽ chẳng tìm thấy trong những chai ớt sa tế được bày bán trong cửa hàng. Tuy nhiên, để tạo nên hương vị đặc biệt đó thì nguyên liệu không thể chỉ gồm ớt khô xay và dầu ăn được mà phải có thêm 6 loại gia vị khác nữa. 

Ớt khô là “diễn viên chính” của hũ ớt sa tế nhưng thiếu 6 nguyên liệu sau thì chẳng còn gì là ngon - Ảnh 1

Những nguyên liệu cần thiết cho hũ ớt sa tế đặc biệt. (Ảnh: omnivorescookbook)

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

- 4 muỗng canh ớt khô xay

- 2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương

- 3 muỗng canh mè trắng rang

- 1 muỗng cà phê hạt tiêu

- 2 hoa hồi

- 2 lá nguyệt quế

- 200gr dầu ăn

- 1 lát gừng mỏng

Cách thực hiện:

- Đầu tiên, bạn cho tất cả nguyên liệu khô (trừ gừng) vào trong bát chịu nhiệt tốt. Bạn nên dùng bát sứ vì loại bát này chịu nhiệt tốt hơn bát thủy tinh.

Ớt khô là “diễn viên chính” của hũ ớt sa tế nhưng thiếu 6 nguyên liệu sau thì chẳng còn gì là ngon - Ảnh 2

(Ảnh: omnivorescookbook)

 - Đun sôi dầu, thêm gừng vào. Khi gừng bắt đầu chuyển màu vàng nâu và hơi nhăn, bạn tắt bếp ngay. Nếu bạn sử dụng nhiệt kế, bạn có thể canh nhiệt độ ở khoảng 190 độ C và không cao hơn 200 độ C.

- Nhẹ nhàng, cẩn thận đổ dầu nóng vào trong bát đựng các nguyên liệu khô. Lúc này đây dầu nóng gặp các nguyên liệu khác sẽ xuất hiện hiện tượng sủi bọt. Khi dầu vẫn còn đang sủi bọt, dùng muỗng kim loại trộn đều tất cả các nguyên liệu lên để giúp toàn bộ nguyên liệu hòa quyện với nhau nhanh hơn.

Ớt khô là “diễn viên chính” của hũ ớt sa tế nhưng thiếu 6 nguyên liệu sau thì chẳng còn gì là ngon - Ảnh 3

Khi dầu vẫn còn đang sủi bọt, dùng muỗng kim loại trộn đều tất cả các nguyên liệu lên để giúp toàn bộ nguyên liệu hòa quyện với nhau nhanh hơn. (Ảnh: omnivorescookbook)

- Để dầu hơi nguội một chút rồi vớt bỏ hoa hồi, lá nguyệt quế ra ngoài.

Giờ thì ớt sa tế đã sẵn sàng để dùng rồi đấy. Tuy nhiên, tốt nhất là nên sử dụng vào ngày hôm sau, khi đó các hương vị của các nguyên liệu đã thực sự hòa tan vào trong dầu. Bạn có thể bảo quản ớt sa tế trong hũ có nắp đậy kín ở nhiệt độ phòng khoảng 2 tuần hoặc 6 tháng trong tủ lạnh.

Ớt khô là “diễn viên chính” của hũ ớt sa tế nhưng thiếu 6 nguyên liệu sau thì chẳng còn gì là ngon - Ảnh 4

(Ảnh: omnivorescookbook)

 Hãy thử và cảm nhận hương vị đặc biệt của hũ ớt sa tế do chính tay bạn thực hiện nhé.

Cuối tuần thử ngay món gà nướng trộn sa tế ngon bá cháy

Thật không ngờ chỉ với nồi cơm điện, bạn cũng có thể chế biến món gà nướng trộn sa tế vô cùng hấp dẫn này đấy!

TIN MỚI NHẤT