Trong Đông y, mỗi món ăn đều có thể trở thành vị thuốc nếu bạn biết ăn đúng cách, chế biến đúng điệu. Đây là món dạ dày lợn chế biến đơn giản nhưng tác dụng rất tốt. Bạn nên thử.
- Đừng chần hay rửa thịt lợn trực tiếp, làm cách này, thịt sạch bong không còn lo bụi bẩn
- Phần bẩn nhất của thịt lợn đầy ký sinh trùng dù giá rẻ đến mấy cũng không nên mua
Mỗi một món ăn được sử dụng đúng cách, đều là một vị thuốc quý
Theo Đông y Trung Quốc, khi chúng ta thường xuyên vào bếp và tự nấu ăn mỗi ngày, dùng những nguyên liệu đơn giản nhất để chế biến những món ăn ngon nhất chính là việc làm tốt và hữu ích nhất đối với sức khỏe.
Cả đời người luôn phải giữ lại những cách chế biến món ăn tốt nhất để lưu lại cho đời sau, lấy hình dáng bổ hình dáng, ăn gì bổ nấy, áp dụng những lý thuyết dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày.
Người có lá lách và dạ dày là không tốt thì nên sử dụng bộ phận này trên thân con lợn để chế biến thành món ăn bồi bổ dạ dày và lá lách thường xuyên. Thực liệu hay còn gọi là chữa bệnh bằng thực phẩm là một trong những cách có hiệu quả rất tốt.
Khi cơ thể có bệnh hoặc mệt mỏi, toàn thân khó chịu, bạn sẽ cảm thấy chán nản, tâm trí buồn phiền, chán ăn, nóng trong. Trong trường hợp này thì nên chú ý ăn uống thanh đạm.
Tất nhiên, thanh đạm không có nghĩa là bạn ăn chay, mà ăn canh và các món hầm kỹ sẽ là một lựa chọn tốt, dễ tiêu hóa mà lại bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng, có tác dụng trị liệu nhanh, một công đôi việc.
Đầu bếp kênh Lôi Tiểu Trù (TQ) hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn món ăn được chế biến từ dạ dày lợn, bộ phận này mỗi con lợn chỉ có một cái, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe trong khi giá lại không phải quá đắt đỏ, bạn có thể mua thường xuyên.
Giá trị dinh dưỡng của món dạ dày lợn
Theo Đông y Trung Quốc truyền thống, dạ dày lợn có tác dụng điều trị suy nhược, tiêu chảy, đau bụng, khát nước, tần suất đi tiểu nhiều lần, trẻ em bị đầy bụng khó tiêu…
Đông y phân tích, dạ dày lợn có vị ngọt, tính ấm, quy về lá lách và dạ dày, bồi bổ khi bị suy nhược, làm cho dạ dày và lá lách trở nên khỏe mạnh, những người suy nhược thì nên ăn.
Theo kinh nghiệm của chuyên gia ẩm thực thời nhà Thanh (TQ) Vương Vu Anh, phụ nữ mang thai không đủ khí, hoặc bị giảm sức khỏe trong thời gian ngắn sau khi sinh, là những người rất thích hợp để ăn món dạ dày lợn. Nếu nấy dạ dày lợn với chân giò thì sẽ trở thành một món ăn bổ dưỡng tuyệt vời.
Một số nam giới suy nhược cơ thể, di tinh, xuất tinh sớm, thì có thể nấu món dạ dày lớn với hạt sen (bao gồm cả vỏ lụa) nấu nhừ cùng với hàu, gạo nếp sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
Nghiên cứu cho thấy, dạ dày lợn chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và canxi, phốt pho, sắt, v.v ... Nó có tác dụng bổ sung sự thiếu hụt khả năng hoạt động của lá lách và dạ dày. Nó phù hợp cho những người có thiếu máu, suy nhược và cơ thể gầy.
Khi mua, nhớ chú ý chọn món dạ dày lợn mới, tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với việc chăm sóc dạ dày, lá lách và tăng cường khí huyết, nên bạn sẽ phải đặt trước hoặc đi mua từ sớm.
Nhiều người biết món dạ dày lợn rất tốt, nhưng lại không biết tự chế biến, do vậy, đầu bếp hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn cách thực hiện món ăn này một cách chi tiết, bạn có thể thử làm tại nhà bất kỳ lúc nào.
Cách chế biến món canh dạ dày lợn
Thành phần thực phẩm: Dạ dày lợn, ngô, sò điệp khô, tiêu, gừng, rượu nấu ăn, muối.
Trình tự chế biến:
Chuẩn bị tất cả các thành phần nguyên liệu trên trước, rửa dạ dày lợn với muối nhiều lần.
Dùng chảo làm nóng lên, sau đó cho dạ dày trực tiếp lên chảo nóng để cho phần dịch trên dạ dày và phần vỏ cứng màu trắng dính vào đáy nồi, sau đó xả dưới vòi nước để rửa lại cho thật sạch.
Ngô tách thành hạt, sò điệp khô rửa sạch.
Đổ khoảng 1 nửa nồi nước, cho dạ dày vào, gừng tươi, tiêu, rượu nấu ăn và đun sôi, giữ lửa sôi khoảng 5 phút thì vớt dạ dày ra.
Cho dạ dày vào nước lạnh, rửa lại và loại bỏ hết nước (để ráo), cắt thành từng miếng sợi dài vừa ăn, để lên đĩa để chuẩn bị nấu.
Cho dạ dày vào trong nồi áp suất, hoặc nồi chuyên hầm để nhanh mềm, giảm thời gian nấu. Thêm dừng tươi, thêm ngô và sò điệp khô. Thêm 1 nửa nồi nước và nấu với chế độ hầm mềm.
Nấu trong khoảng 1 giờ, đến khi dạ dày mềm là có thể ăn được. Mở nắp vung nồi để cho thêm muối, hạt kỷ tử và đậy vung tiếp tục nấu trong khoảng 10 phút để ngấm gia vị.
Sau đó cho thêm hành hoa. Món ăn có màu trắng, thơm đậm và mềm, vừa giàu dinh dưỡng vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Những người có lá lách và dạ dày xấu, có bệnh thì nên thường xuyên ăn món dạ dày lợn hầm, hiệu quả rất tốt.
Vài năm trước, một cô gái ở Quảng Đông (TQ) đã chia sẻ câu chuyện của mình rằng, người yêu của cô gấy mắc bệnh lá lách và dạ dày. Cô ấy thường nấu món dạ dày hầm cho người yêu ăn. Sau một thời gian, sức khỏe của chàng trai ấy đã hồi phục. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy dạ dày lá lách của mình không khỏe mạnh, hãy thử xem!