Bạn đang thắc mắc cháo gà nấu với rau gì và nên tránh những loại rau nào? Câu trả lời sẽ được phân tích kỹ càng trong bài viết này, hãy cùng tham khảo ngay nhé.
- Cách làm gỏi cá diêu hồng tươi ngon, lạ miệng, ăn là mê tại nhà!
- 2 cách làm cá diêu hồng chiên xù vàng giòn, thơm ngon, ăn là mê tại nhà!
Nội dung bài viết
Cháo gà vốn là một loại cháo dinh dưỡng, thơm ngon, với cách chế biến đơn giản và vô cùng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt. Nhưng bạn không nên kết hợp tùy ý những loại rau với thịt gà, vì không phải loại rau nào cũng đem lại món ăn chất lượng. Vậy cháo gà nấu với rau gì thì tốt? Hãy cùng khám phá ngay câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
Cháo gà nên nấu với rau gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cháo gà nên được nấu kết hợp cùng nhiều loại rau củ quả khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và mang đến những hương vị thơm ngon, đa dạng hơn:
1. Cháo thịt gà nấu với rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau có tính mát, dễ ăn, có khả năng hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi kết hợp với thịt gà có thể tạo nên một món ăn hợp dinh dưỡng và ngon miệng. Đồng thời, rau mồng tơi còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các hợp chất này khi kết hợp với lượng chất đạm, protein, các khoáng chất và vitamin trong thịt gà, sẽ giúp cơ thể được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng giá trị.
2. Cháo thịt gà rau dền
Vì thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm nóng, vị ngọt nên khi chọn rau nấu kèm nên chú ý tới tính chất của chúng. Không nên chọn những loại rau có tính quá cay nóng mà nên lựa rau có tính mát như rau dền, mồng tơi,…Rau dền là một gợi ý nữa để nấu chung với thịt gà, chúng không chỉ đem lại lượng vitamin A, E, các loại chất khoáng, sắt, kẽm,…cho cơ thể mà còn có thể dung hòa được tính chất của thịt gà, biến sự kết hợp này thành một món ăn tuyệt vời và dinh dưỡng.
3. Cháo gà rau ngót
Nếu bạn đang muốn nấu cháo ăn dặm cho trẻ em, thì cháo gà rau ngót chính là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bởi trong rau ngót có chứa rất nhiều các loại vitamin như C, A, B,…và lượng chất xơ, chất khoáng dồi dào, rất tốt cho sự phát triển thể chất của bé. Không chỉ vậy, cùng với sự kết hợp với lượng chất đạm, protein, kẽm,…trong thịt gà, món cháo này sẽ giúp bé sẽ càng có thêm những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhé.
4. Cháo gà nấu súp lơ
Trong thành phần dinh dưỡng của súp lơ có chứa nhiều vitamin C, chất xơ, chất khoáng, chất oxy hóa rất tốt cho các quá trình sinh học của cơ thể, đặc biệt là hoạt động tiêu hóa và khả năng đề kháng. Đặc biệt, tính chất của súp lơ không kỵ với thịt gà, nên chị em hoàn toàn có thể yên tâm kết hợp 2 nguyên liệu dinh dưỡng này nhé. Gợi ý tiêu biểu nhất là cháo gà nấu súp lơ, loại cháo này giúp ích nhiều cho quá trình phát triển sức đề kháng ở trẻ nhỏ, nên các mẹ có thể dùng nó làm cháo ăn dặm.
5. Cháo gà bí đỏ và khoai tây
Đây cũng là một lựa chọn hữu ích nữa nếu bạn đang muốn nấu cháo ăn dặm cho bé nhà mình. Bởi bí đỏ là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, E, chất xơ, chất khoáng thực vật, vô cùng tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, khoai tây cũng cung cấp một lượng tinh bột, chất đạm, chất xơ và vitamin rất giá trị. Nên khi kết hợp cùng lượng dưỡng chất bổ dưỡng của thịt gà, nó sẽ là một món cháo giúp các bé có sự phát triển thể chất tốt hơn.
6. Cháo gà hầm nấm
Cháo gà hầm nấm cũng là một lựa chọn khó có thể bỏ qua khi nhắc tới các món ăn từ thịt gà. Trong đó, nấm là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ tự nhiên, cùng các loại vitamin và chất khoáng thiết yếu. Khác với các loại rau riêng lẻ khác, có rất nhiều loại nấm để ta lựa chọn để nấu chung với thịt gà nên dù tên gọi chung là cháo nấu thịt gà nhưng bạn có thể biến tấu món ăn này thành nhiều kiểu hương vị khác nhau. Tùy theo từng mùa mà bạn chọn loại nấm đi kèm, vì hầu như mùa nào cũng có thể tìm mua các loại nấu. Khi nấu chung với thịt gà chúng sẽ tạo ra một món ăn hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả trẻ nhỏ và người lớn nhé.
7. Cháo gà cà rốt
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua món cháo gà với cà rốt. Cà rốt là một loại nguyên liệu rất giàu các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, chúng tốt cho sự phát triển thị lực và hệ thống thần kinh. Những người thường xuyên phải ngồi máy vi tính nên bổ sung lựa chọn này trong thực đơn của mình, và các mẹ cũng nên sử dụng cháo gà cà rốt cho chế độ ăn dặm để bé có được sự phát triển thị giác tốt hơn nhé.
Bên cạnh những sự kết hợp tuyệt vời ở trên, thì cũng có những loại rau kỵ mà mẹ không nên kết hợp với thịt gà, kẻo làm mất dưỡng chất hoặc dẫn đến các tình trạng không tốt cho sức khỏe nhé! Vậy đâu là những loại rau không nên nấu cùng thịt gà?
Thịt gà kỵ nấu với rau gì?
1. Thịt gà kỵ rau cải
Theo các nghiên cứu về Đông y, tính chất của rau cải và thịt gà khi kết hợp chung với nhau sẽ đem lại những tác dụng không mong muốn. Cụ thể, rau cải là loại rau có tính ấm nóng, tính ôn với tác dụng hiệu quả trong việc chống cảm lạnh, chống lạnh bụng, thông đờm, điều hòa khí huyết,…Đặc biệt thể hiện rõ ở loại cải đắng, hay còn gọi là cải bẹ xanh. Còn thịt gà, chúng cũng có tính ôn, vị ngọt, giàu dưỡng chất, có công dụng giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện những tình trạng cảm, rối loạn khí huyết và giúp điều hòa hoạt động của thận.
Chính vì vậy, khi kết hợp tính chất của thịt gà và cải xanh sẽ làm chất ấm nóng trong cơ thể tăng lên, như vậy cơ thể cũng sẽ gặp phải các vấn đề về khí huyết do nhiệt gây nên.
2. Thịt gà kỵ rau kinh giới
Như đã phân tích phía trên, thịt gà là loại thịt có tính ấm nóng, vị ngọt. Có tác dụng điều hòa khí huyết, trị các chứng rối loạn tiêu hóa do lạnh,…Còn rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán. Khi kết hợp lại với nhau sẽ không bổ trợ mà còn gây ra các chứng phong ngứa, nóng trong người.
3. Thịt gà kiêng ăn cùng tỏi, hành sống
Hành, tỏi sống là những loại thực phẩm có tính cay nóng rất cao, khi được ăn chung với thực phẩm tính ấm nóng như thịt gà sẽ gây ra tình trạng rối loạn khí huyết, dư thừa nhiệt, từ đó sẽ khiến cơ thể bạn trở nên nóng trong, rối loạn khí huyết, rối loạn tiêu hóa và đặc biệt dễ gặp phải tình trạng kiết lị.
4. Thịt gà và rau răm
Theo một vài nghiên cứu, khi dùng chung rau răm với thịt gà sẽ tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Mặc dù rau răm cho tác dụng rất tốt trong việc tăng cường cơ bắp, thị lực, còn thịt gà cũng được dùng trong các công thức giảm cân, tập luyện thể hình,…
5. Muối vừng và rau thơm
Hai loại thực phẩm này cũng nằm trong nhóm kỵ với thịt gà, bởi theo các kinh nghiệm dân gian, sử dụng chung muối vừng, râu thơm với thịt hà có thể khiến cơ thể chóng mặt, run rẩy và khó giữ thăng bằng,…
Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi "cháo gà nấu với rau gì?" cùng với những loại rau cấm kỵ mà chúng ta không nên kết hợp cùng thịt gà. Hy vọng qua những thông tin mới được chia sẻ trên đây, các chị em sẽ biết kết hợp nguyên liệu thích hợp, để cho ra đời những món cháo gà thơm ngon, dinh dưỡng và chất lượng nhất nhé! Chúc các chị em trổ tài chế biến thành công!