Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) nhất định không thể bỏ qua 6 món ăn này để xua đuổi 'vận đen', đón nhiều vận may, tài lộc.
- "Thịt ba chỉ nấu gì ngon?": Đây là công thức vừa hấp dẫn, dễ làm lại hao cơm
- Điểm danh 6 món ngon làm từ cơm nguội, không phải ai cũng biết
Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là lễ "Giết sâu bọ" là ngày lễ truyền thống của người Việt nhiều đời nay. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào buổi sáng ngày 5.5 Âm lịch.
Dịp Đoan Ngọ là thời điểm chuyển mùa, nóng nực, sâu bọ, côn trùng sinh sôi phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu may, mùa vụ suôn sẻ.
Với ý niệm "tiêu diệt sâu bệnh" bên trong cơ thể, các gia đình thường lựa chọn các món ăn sau đây để xua đổi vận xui, đón nhiều vận may, tài lộc.
1. Thịt vịt
Tại miền Trung, chẳng phải đơn thuần mà thịt vịt được ưa chuộng vào ngày Tết Đoan Ngọ. Chúng không chỉ có tính hàn, giúp cơ thể được giải nhiệt, trở nên mát mẻ hơn vào những ngày đầu hè oi bức. Ngoài ra, từ đầu tháng 5 trở đi, vịt vào mùa nên thịt của chúng sẽ béo, thơm và chắc hơn hẳn.
Không chỉ một, bạn có thể chế biến vịt thành hàng trăm những món ăn ngon. Vịt quay với lớp da giòn tan và thơm lừng. Cháo vịt lại ngọt, thơm với thịt vịt mềm, dai hấp dẫn. Mì vịt tiềm, vịt nấu chao hay bún măng vịt cũng đều là những món vịt rất ngon mà bạn nên trổ tài làm thử đó!
2. Bánh tro (Bánh ú tro)
Với phần nếp đã được ngâm cùng nước tro (đã được đốt từ các loại cây khô), bánh ú tro nhờ vậy mà có hương thơm rất lạ, chẳng giống với những loại bánh ú khác.
Bánh tro có hình chóp tam giác nhỏ nhắn, được gói trong một lớp lá tre hoặc lá chuối rồi hấp đến khi chín mềm. Bánh là sự hoà quyện giữa phần nếp tro và đậu xanh ngọt thanh, bùi và béo vô cùng hấp dẫn. Ngoài loại bánh có nhân, bánh tro đôi khi còn làm không nhân và chấm với mật mía mang đến sự ngọt ngào và ngon miệng đến khó tả.
3. Chè trôi nước
Chè trôi nước rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam và cũng là món phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Nam, được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, bột được nhồi đến khi mềm dẻo sau đó lấy 1 lượng vừa đủ vào lòng bàn tay dàn mỏng ra rồi để vào giữa 1 viên nhân đậu xanh rồi vo tròn lại. Khi nấu cho thêm ít gừng giúp món chè có hương thơm và vị nồng ấm của gừng, ăn kèm đó là nước cốt dừa.
Vị béo và ngọt bùi hoà hợp với nhau cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của mè, đậu phộng phía trên.
4. Chè kê
Chè kê là món ăn đặc trưng của người Huế trong ngày Tết Đoan Ngọ, ăn kèm với bánh tráng mè, món này thường người ta không dùng muỗn mà dùng bánh tráng để múc ăn, vị giòn của bánh tráng nhanh chóng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn.
Chè kê có tác dụng bổ khí huyết, thanh mát, giải nhiệt rất thích hợp ăn vào thời tiết nắng nóng lúc giữa năm.
5. Cơm rượu nếp
Theo quan niện của ông bà ta ngày xưa, các loại thức ăn có vị chua, cay, ngọt, và ấm nóng có khả năng tiêu diệt được những loại giun, sán, ký sinh trùng, vi khuẩn... trong cơ thể chúng ta.
Cơm rượu nếp hoặc nếp cẩm chính là món ăn hội tụ tất cả những yếu tố cần thiết này. Cơm rượu có mùi thơm nồng đặc trưng của gạo nếp lên men, khiến cho “sâu bọ” bị “say” và tiêu diệt.
6. Trái cây theo mùa
Tháng 5 âm lịch (thường rơi vào tháng 6 dương lịch) là tháng các loại hoa qủa vào mùa chín rộ. Người nông dân từ xưa đã quan niệm, trái chín phải thu hoạch đúng thời điểm để tránh dơi, sâu bọ, chim chóc kéo đến ăn hết.
Vào mùa này, các loại trái cây mùa hè như mơ, mận, đào, vải thiều, mít, xoài, chôm chôm...được bày bán khắp nơi. Sẽ thật thiếu sót nếu như ngày Tết Đoan Ngọ, bạn không quây quần bên người thân, kể những câu chuyện vui và thưởng thức những loại trái cây ngọt ngào này.