Trong ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu được món cơm rượu. Bạn hãy thử tự làm theo 2 cách dưỡi đây để có một tết Đoan Ngọ ấm cúng nhé!
- Thử ngay 7 cách sau hóa đơn điện nhà bạn sẽ giảm ngay tiền triệu, xua tan nỗi lo mùa nắng nóng
- Làm sườn xào chua ngọt nhớ thêm một bước này, thịt sẽ mềm tan và thấm gia vị cực kì 'đưa cơm', bạn đã biết chưa?
Nấu rượu nếp truyền thống
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Gạo nếp tròn 500g
2. Men rượu 5g
3. Nước khoáng 1500ml
Cách làm rượu nếp
Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm gạo qua đêm với 500g nước khoáng. Nếu là mùa hè thì có thể cho vào tủ lạnh qua đêm, nửa chừng thay nước để tránh bị hỏng.
Bước 2: Gạo sau khi ngâm xong thì vớt ra để ráo nước, cho gạo vào xửng hấp, hấp ở lửa lớn trong khoảng 45 phút hoặc đến khi hạt gạo nếp chín hoàn toàn, hạt gạo dẻo và trong là được.
Lưu ý: Không nên hấp gạo quá lâu, nếu không hạt gạo sẽ mềm và rượu sau khi ủ sẽ có màu đục.
Bước 3: Lấy xôi ra bát tô, để xôi nguội đến khoảng 40 độ C. Thêm 250g nước khoáng vào trộn đều (nhiệt độ xôi sẽ giảm xuống khoảng 30 độ C).
Bước 4: Thêm bột men rượu vào trộn đều.
Bước 5: Cho gạo nếp vào lọ thủy tinh đã khử trùng, ấn thật chặt trước rồi dùng đũa tạo một lỗ ở giữa. Đậy kín và để yên, mùa hè khoảng 1-2 ngày và mùa đông khoảng 2-3 ngày.
Bước 6: Sau 1-2 ngày ủ vào mùa hè, bạn mở lọ cơm rượu ra sẽ thấy lỗ ở giữa tràn đầy rượu và đây là giai đoạn lên men đầu tiên đã hoàn thành. Bạn đã có thể thưởng thức cơm rượu ngay. Cơm rượu sẽ có vị ngọt và thơm nồng mùi rượu. Nếu không ăn hết thì bạn có thể bảo quản cơm rượu trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 7: Sau quá trình lên men đầu tiên đã tạo thành cơm rượu. Nếu bạn muốn thành phẩm cuối cùng là rượu gạo thì tiếp tục ủ bằng cách thêm 750g nước khoáng vào và dùng đũa sạch khuấy đều.
Bước 8: Đậy nắp lọ và tiếp tục lên men 2-3 ngày vào mùa hè hoặc 2-3 tuần vào mùa đông là bạn đã thu được rượu gạo nếp.
Thành phẩm
Có thể bạn chưa biết. Cơm rượu có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, bổ tỳ ích vị, thư giãn gân cốt, hoạt huyết thông kinh, trừ phong hàn. Nó có tác dụng điều trị chứng huyết ứ, tê tay chân, đau lưng, khó tiêu, di tinh, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, chán ăn, cáu gắt, bầm tím và các bệnh khác. Hơn nữa, cơm rượu còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thúc đẩy tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, kéo dài tuổi thọ và giảm bớt chứng suy nhược thần kinh…
Làm rượu nếp vắt để uống cực đã
Chuẩn bị nguyên liệu
Rượu nếp vắt được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1).
– Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu không đậm.
- Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.
Cách làm rượu nếp vắt
Bước 1: Nấu cơm
– Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu chúng ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi.
– Khi cơm chín bới cơm ra nong, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt long tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.
Bước 2: Chuẩn bị men.
Trong món cơm rượu không thể thiếu men vì men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men để tạo ra mùi thơm và vị ngọt cho cơm.
– Khi chọn men làm cơm hay làm rượu các bạn tuyệt đối không sử dụng men tàu vì khi ăn (uống) sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc… chúng ta chọn mua loại men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cộng với nhiều vị thuốc bắc (Men dạng cục màu trắng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cái bánh giày), men cũng rẻ thôi nếu làm 5kg gạo các bạn chỉ mua 3-4k men là thoải mái, nếu quen nhà ai nấu rượu thị xin cũng được.
– Liều lượng men: thường là 1 lạng men / 10kg gạo, như vậy nếu các bạn nấu 5kg gạo thì chỉ cho 1/2 lạng men là vừa.
– Sau khi cân đủ lượng men các bạn cho vào cối dã men thành bột mịn càng nhỏ càng tốt, nếu có máy xay sinh tố thì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất.
Bước 3: Rắc men.
Các bạn lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng không nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.
Các bạn chia men thành 2 phần một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại. Do cơm nếp rất dính nếu các bạn trộn thì men chắc chắn sẽ không đều bằng cách mình nói trên.
Bước 4: Ủ cơm.
– Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.
– Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.
Bước 5: Đổ rượu nếp trắng vào ngâm
Sau khi cơm và men đã ngấu, chúng ta đổ rượu vào chum với tỉ lệ 1kg gạo đổ 3 lít rượu nếp trắng nồng độ từ 38-42 vol.
Bước 6: Vắt rượu
Sau một thời gian ngâm ít nhất là 6 tháng chúng ta bắt đầu vắt lấy rượu uống, còn cái thì bỏ đi. Lúc này rượu sau quá trình ngâm ủ uống ngọt ngọt, êm êm, tê tê đầu lưỡi RẤT ĐÃ.