Dưới đây là mẹo nhỏ giúp đánh bay mùi hôi của thịt vịt một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả.
- "Khi mua tỏi, loại vỏ trắng hay vỏ tím tốt hơn?": Lão nông trồng tỏi tiết lộ sự thật
- Thêm loại lá quen thuộc này vào khi luộc trứng: Chưa ai làm bao giờ nhưng cực thơm ngon và tốt cho sức khỏe gấp trăm lần
Nguyên liệu chuẩn bị để luộc vịt
Vịt: 1 con, đã sơ chế sạch sẽ
Gừng tươi: 1 củ
Hành khô: 1 củ
Cây sả: 5 tép
Giấm gạo, muối hạt, hạt tiêu, rượu trắng
Cách khử mùi hôi cho thịt vịt trước khi luộc
Đầu tiên, tiến hành nhổ lông vịt: Dùng tay miết thật mạnh sát xuống da, xuôi theo chiều lông mọc để làm sạch hết phần lông tơ và lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt, đây là một phần nguyên nhân làm vịt có hôi đặc trưng.
Tiếp theo, rửa với rượu trắng để khử bớt mùi hôi rồi xả sạch với nước.
Sau đó, bóp vịt với muối, tiêu, gừng đập dập, rượu trắng để khoảng 30 phút rồi sau đó rửa qua lại với nước, để ráo nước.
Mẹo luộc vịt mềm ngon không hôi
Bước 1: Cho nước vào nồi và đặt lên bếp, đun sôi nước. Cho sả, hành tây, hành tím, gừng vào cùng.
Bước 2: Nước sôi, cho vịt vào và đậy nắp lại, vặn nhỏ lửa. Luộc trong 20 – 25 phút, bạn mở vung ra, dùng đũa lật vịt lại để thịt vịt được chín đều. Đậy nắp vung và đun tiếp trong khoảng 10 - 15 phút. Đến khi thấy da vịt chuyển sang màu vàng là được.
Bước 3: Để chắc chắn thịt đã chín, bạn có thể dùng chiếc đũa đâm vào phần thịt vịt, thấy thịt mềm, dễ đâm là thịt đã chín.
Bước 4: Tắt bếp, gắp thịt ra dĩa rồi chặt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
Cách làm nước chấm ăn kèm
Nước mắm gừng
Cho vào chén lượng nước mắm vừa đủ, thêm 1 muỗng đường khuấy điều. Sau đó, cho gừng, tỏi và ớt, tiêu xanh đã xay nhuyễn vào cùng. Có thể cho thêm chanh (nếu muốn).
Nước tương
Có nhiều cách để pha nước tương chấm thịt vịt, nhưng công thức phổ biến nhất gồm có nước tương, đường trắng. Hòa tan các gia vị này theo tỉ lệ 1/4 rồi thêm gừng, ớt, tỏi băm là có thể thưởng thức.